Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.160.742
Truy cập hiện tại 727 khách
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Ngày cập nhật 19/04/2024

TTH - Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Một tiết học ngoại ngữ của cô và trò lớp 3, Trường TH Vỹ Dạ, TP. Huế diễn ra khá hào hứng và vui vẻ. Là môn học đặc thù nên giáo viên đã ưu tiên các phương pháp giáo dục mới như phương pháp bàn tay, vấn đáp hay hoạt động nhóm... để nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó, việc dạy và học môn tiếng Anh cũng được đa dạng hóa môi trường giao tiếp để khuyến khích học sinh rèn luyện kỹ năng nghe - nói - đọc - viết và tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh.

Em Cát Tường, học sinh lớp 3 Trường TH Vỹ Dạ chia sẻ: “Con rất thích thú với tiết học này vì đã giúp con tự tin hơn trong giao tiếp, trao đổi với bạn bè xung quanh. Qua các tiết học, giờ đây con có thể giới thiệu về bản thân và những người thân trong gia đình bằng tiếng Anh nên rất hào hứng và chờ đợi đến tiết học ngoại ngữ ở trường.”

Với đặc điểm chung của các phương pháp giáo dục được áp dụng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới là tích cực hóa hoạt động của người học nên giáo viên phải thực hiện tốt vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, rèn luyện thói quen và khả năng tự học. Các trường cũng tích cực đổi mới hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên đã mang lại nhiều điều thú vị cho cả cô và trò.

Tại Trường TH Trường An, đội ngũ giáo viên cũng đã áp dụng khá thành thạo các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh khi xây dựng kế hoạch bài học giúp học sinh tiếp cận nhanh với bài giảng, đồng thời tự tin hơn trong giao tiếp thông qua các hoạt động nhóm hay trao đổi trực tiếp cùng giáo viên.

Cô Phan Thị Xuân Mai, giáo viên Trường TH Trường An cho rằng, là giáo viên trẻ nên tôi không ngừng học hỏi để vận dụng các phương pháp dạy học mới vào dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bởi, giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức theo hướng một chiều mà cần phải áp dụng các phương pháp dạy học mới để tăng cường hoạt động nhóm của học sinh, giúp học sinh tìm hiểu kiến thức để phát huy tính chủ động, sáng tạo trong giờ học.

Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT TP. Huế, để triển khai đổi mới giáo dục, phòng đã yêu cầu các trường TH trên địa bàn thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, đồng thời lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp để phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động của học sinh. Qua đó, nhiều phương pháp giáo dục mới cũng được các giáo viên chủ động tìm hiểu và áp dụng, đem lại sự mới mẻ trong cách truyền thụ kiến thức cho học sinh.

Mục tiêu của giáo dục TH trong thời gian tới là tăng cường giáo dục toàn diện; hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp TH nên thành phố tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm mang tới cho nhà trường, giáo viên nhiều quyền và trách nhiệm hơn nhưng cũng như đòi hỏi mỗi trường học phải đổi mới nhiều hơn trong hoạt động quản lý chuyên môn, phát triển chương trình giáo dục đến từng khối lớp, từng học sinh.

Theo baothuathienhue.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày