Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.034.221
Truy cập hiện tại 512 khách
Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Sự lựa chọn lịch sử
Ngày cập nhật 03/06/2021

Ngày 05/6/1911 là một ngày đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là một ngày ghi dấu ấn lịch sử vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Bởi đó là tiền đề cho những biến đổi lớn lao, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam về sau.

 

Thưở thiếu thời có hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh theo cha đến sống trên đất Huế, đó là thời kỳ từ năm 1895 đến năm 1901, khi Người ở tuổi nhi đồng mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi). Thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người đã ở tuổi thanh niên, mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi). Như vậy gần 10 năm sống ở Kinh đô Huế - trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước thời bấy giờ, Người đã tiếp xúc với nền văn hóa mới, với phong trào Duy Tân và có thêm nhiều hiểu biết mới, nhất là thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Người, để rồi có một quyết định chính xác và táo bạo là đi tìm đường cứu nước.

 

Ngày 05/6/1911 Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở bến cảnh Nhà Rồng

 

Ngày 05/6/1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), Người rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước (lúc đó Người lấy tên là Nguyễn Văn Ba). Năm 1923, khi trả lời một nhà báo Nga, Người đã nói rõ về mục đích ra đi của mình: "Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy

Người đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ. Trải qua những tháng năm lao động kiếm sống, thâm nhập đời sống thực tế của những người lao động nhiều nước trên thế giới. Người  thấy rõ cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tư bản, Người vô cùng xúc động trước đời sống khổ cực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước. Người thấy rõ ở đâu người dân mất nước cũng khổ cực như nhau. Bước đầu Người rút ra kết luận quan trọng là: Ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo, ở đâu nhân dân lao động cũng bị áp bức, bóc lột rất dã man; Các dân tộc thuộc địa đều có một kẻ thù chung là bọn đế quốc thực dân. Người nhận rõ giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù. Sau này Người đã khái quát thành một chân lý: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”11.

Cũng từ thực tế lao động, học tập, thâm nhập đời sống những người lao động, phân tích tình hình chính trị thế giới, tiếp nhận, tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản mà sau này Người đã đúc kết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”12.

Sự lựa chọn và hành động của Nguyễn Ái Quốc là phù hợp với trào lưu tiến trình phát triển của lịch sử, chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản, đã kéo theo cả một lớp người Việt Nam yêu nước chân chính đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ đó chủ nghĩa Mác-Lênin bắt đầu thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam từ đây có một phương hướng mới, một bước ngoặt mới.

110 năm qua đi, chúng ta càng tự hào về sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành năm 1911. Sự lựa chọn ấy như một cuộc hẹn gặp lịch sử, trở thành một trong những tiền đề cho những biến đổi lớn lao của dân tộc ta trong suốt hơn một thế kỷ qua.

Ngọc Lâm

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày