Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.404.613
Truy cập hiện tại 1.575 khách
Làm sao để tự tin nói chuyện trước đám đông công chúng?
Ngày cập nhật 14/05/2014

 Dù là những đồng nghiệp thường xuyên tiếp xúc với bạn hay là đối tác khách hàng thì việc nói trước đám đông là một trong những cách tốt nhất để thành công. Ngoài trở ngại trong việc cạnh tranh năng lực với những đồng nghiệp khác để thăng tiến bạn còn phải có kỹ năng nói và thuyết phục người khác nữa. Dù đã có được chiếc ghế “cao cấp” trong công ty, một chỗ dựa vững chắc, bạn vẫn cần rèn luyện tầm nhìn, cách nói và khả năng lãnh đạo của mình. Bởi lúc này mọi sự chú ý đều hướng về bạn, bạn đang dẫn dắt lòng tin và cả sự đố kỵ của mọi người nhưng vẫn phải thầm khâm phục tài năng của bạn. Vậy nên hãy chứng tỏ bạn có khả năng lãnh đạo và những lời nói thuyết phục bằng những tuyệt chiêu dưới đây.

 

1. Giới thiệu và tổng kết lại những ý chính của bạn

Trong cuộc sống đôi khi bạn vẫn phải va vấp bởi những lời phát biểu, giới thiệu, lời chúc mừng trong một tiệc cưới hay nhận lễ giải thưởng? Nhưng đấy mới chỉ là những điều đơn giản. Trong công việc bạn buộc phải có những báo cáo, những bài thuyết trình cho một dự án. Những bài nói này thường dài và mang nhiều thông tin vì vậy người nghe sẽ có lúc sao nhãng những lời bạn nói. Hãy tổ chức các dữ liệu thành ý chính, việc này sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn dễ theo dõi hơn. ky nang thuyet trinh Cần dẫn dắt họ hiểu theo ý của bạn. Nối những ý chính lại để cho người nghe thấy được sự logic, tiện theo dõi và hệ thống được những điều cần biết. Trước khi kết thúc bài thuyết trình, bạn phải tổng kết nhận mạnh ý chính và điều muốn người nghe lưu tâm. Theo các nhà hùng biện họ gọi quy tắc này là: “nói cho họ biết những gì mà bạn đang nói và nói cho họ những gì mà bạn đã nói”.

2. Thu hút khán giả bằng ánh mắt.

Ánh mắt là một trong những cách chủ yếu đề thu hút sự chú ý của khán giả. Để thu hút sự tập chung bạn phải làm cho mọi người cảm thấy rằng bạn đang nói với họ chứ không phải nói với cái trần nhà hay cái phòng mà họ đang ngồi đó. Nhìn trực tiếp là một trong những cách quan trọng để thu hút sự tập chung. Đừng nhìn ra ngoài, hãy nhìn tất cả các khán giả từ từ bởi vì liếc mắt nhanh làm bạn trông có vẻ mang tâm trạng không tự tin. Khi bạn chú ý đến một khán giả hãy giữ ánh mắt của bạn trong vài giây nhưng không được quá lâu vì điều này khiến khán giả mất tự nhiên và sợ hãi (làm người nghe lo lắng không phải là quy tắc nói trước công chúng).

Làm sao để tự tin nói chuyện trước đám đông công chúng?

Làm sao để tự tin nói chuyện trước đám đông công chúng?

Hãy nhìn bình thường như là khi bạn đang nói chuyện bình thường với một ai đó. Nếu bạn cảm thấy điều này khó làm thì hãy nghĩ rằng điều này hoàn toàn bình thường. Có một giải thích rằng ánh mắt là một dấu hiệu của sự xung đột. Ngày xưa ánh mắt là một cách để lấn át đối phương trong một chận chiến và đó là lí do tại sao đối phương bắt đầu ra đòn trong khi “hắn” nhìn bạn. Do vậy hãy cố làm ra vẻ tự nhiên để nhìn trực tiếp vào mắt khán giả và thật khéo léo: thay cho việc nhìn trực tiếp vào mắt hãy nhìn vào khoảng trống giữa lông mày chính xác là chỗ giữa mũi và mắt. Cách nhìn này gây sự chú ý và không làm cho người khác sợ hãi. Bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè để áp dụng thử nhìn bạn theo cách này và ngược lại, bạn sẽ không thấy sự khác nhau về ánh mắt khi nói trước đám đông nhưng có vẻ như đang thu hút người nói mà không khiến họ sợ hãi.

3. Nói một cách tự nhiên

Tại sao một số người lại có khả năng thu hút của khán giả còn những người khác thì không? Khi bạn nói bạn cần phải nói một cách nhiệt tình, thay đổi âm thanh, giọng điệu lên xuống để thể hiện cảm xúc với những người nghe. Về cơ bản kĩ năng nói trước đám đông là bạn cần phải “kích thích cảm xúc” của người nghe, làm cho bài nói của bạn trở nên sôi động và cuốn hút. Nếu bạn không có hứng thú nói thì làm sao có thể thu hút khán giả của bạn được. Hỗ trợ cho sự tự nhiên đó bạn cần có một vài cử chỉ thích hợp, không quá nhiều như vung tay loạn xạ nhưng cũng đừng cứng nhắc nắm chặt tay lại hoặc để im trên bàn nhé.

Hãy nghĩ về điều này: Thông thường một người đọc 250 đến 300 từ mỗi phút và một người nói 100 đến 150 từ mỗi phút. Nếu bạn chỉ nói với giọng bình thường mà không có cử chỉ hay là sự thay đổi gì về giọng thì có lẽ bạn đang đọc một quyển sách chứ không phải là thuyết trình và quan tâm đến khán giả cũng như mọi thứ xung quanh. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đang trình diễn: bạn cần nói 100 từ với những cử chỉ và động lực để thu hút sự chú ý của khán giả. Nếu bạn thuyết trình bằng powerpoint thì hãy làm cho bài nói của bạn hấp dẫn hơn bằng cách đưa thêm tình huống, ví dụ để mọi người cùng bạn luận thay cho việc đọc hết các thông tin trên máy chiếu.

4. Nên biết về nơi mà bạn sẽ thuyết trình

Viêc nói trước công chúng thì khá là stress do vậy bạn nên làm bất cứ điều gì để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn. Đó là lí do tại sao bạn cần phải biết về nơi mà bạn sẽ nói. Nếu có thể bạn hãy xem qua căn phòng đó trước để đề phòng bất chắc. Nếu không thể thì hãy đặt câu hỏi để biết thêm chút ít về nó. Căn phòng đó chứa được bao nhiêu người và bao nhiêu người tham dự. Điều này ảnh hưởng đến buổi thuyết trình diễn của bạn đấy.

Nếu bạn nói trước 20 người trong căn phòng có thể chứa đến 100 người thì bạn cần phải lên kế hoạch trước. Nhiệt độ của căn phòng dường như là một chi tiết nhỏ nhưng có thể tạo ra sự khác biệt, ăn mặc phù hợp bạn sẽ không bị lạnh hay là toát mồ hôi. Đôi khi chỉ vì nóng quá hay lạnh quá làm người bạn mướt mồ hôi hay run run khiến người nghe lầm tưởng bạn chẳng hề tự tin vào bản thân và những lời bạn nói có nên tin được không.

Cuối cùng đảm bảo rằng bạn có bài trình diễn và vật dụng cần thiết được chuẩn bị từ trước. Nếu bạn cần một chiếc phone, máy chiếu hay là đài đĩa thì hãy bảo họ chuẩn bị kỹ lưỡng và tốt nhất là bạn nên kiểm tra chúng để được an toàn. Mặc dù đây chỉ là những yếu tố nhỏ nhưng nó lại có tác dụng thay đổi lớn tới kết quả thành công của bài thuyết trình hay không. Mọi thứ đều tốt nếu bạn có thể kiểm soát và chúng là lợi thế của bạn.

5. Đừng bận tâm về các lỗi nhỏ.

Dù bạn chuẩn bị kỹ đến thế nào thì cũng vẫn có thể xảy ra lỗi. Đây là tình huống không thể tránh được, nhưng bạn cần phải vượt qua và kiểm soát chúng. Bạn cần phải nghiêm túc nếu bạn muốn khán giả tôn trọng bạn và đó là lí do tại sao cần phải lờ đi những lỗi nhỏ. Sơ suất của việc phát âm sẽ xảy ra nhưng đừng lo lắng về chúng vì khán giả không chú ý đâu. Khán giả sẽ tập chung vào những điểm chính trong bài nói của bạn do vậy điều này xảy ra 9 hay 10 lần thì họ cũng không quan tâm. Nhưng sẽ đặc biệt chú ý nếu bạn lúng túng, bối rối không nói tiếp được hoặc ngừng lại quá lâu sau khi nói sai đấy. Thường thì khán giả sẽ không quan tâm về những lỗi đó của bạn mà sự chú ý của họ là với tư cách một người thuyết trình bạn sẽ cho họ xem cái gì. Vậy hãy tự tin lên nhé.

6. Kinh nghiệm

Có rất nhiều loại diễn văn như là các chủ đề mà con người quan tâm. Phạm vi của diễn văn từ bình thường đến trang trọng, cho một khán giả đến hàng ngàn khán giả. Mỗi loại diễn văn thì đều khác nhau và đó là lí do tại sao lên kế hoạch để đưa ra được những bằng chứng thuyết phục. Công tác chuẩn bị này rất quan trọng. Hãy tập nói trước gương, trước gia đình (có thể nhờ những người bạn thân chỉ giáo thêm). Thực hành nhiều và tự tin cùng 5 bí quyết trên sẽ giúp bạn có được nghệ thuật nói trước công chúng.

Theo Academy.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày