Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.325.201
Truy cập hiện tại 652 khách
Không chủ quan khi di chuyển ở vùng thấp trũng
Ngày cập nhật 26/11/2024

TTH.VN - Tuy mưa giảm, nhưng lượng nước từ thượng nguồn đổ về tăng, nên công tác quản lý an toàn khi di chuyển trên sông, hồ và vùng ngập nước của người dân tại các địa phương, nhất là vùng thấp trũng luôn là vấn đề đặt ra.

Theo ghi nhận, tuy mưa giảm sâu, nhưng trưa 26/11, nước thượng nguồn đổ về nhiều nên nước ở các vùng thấp trũng tăng nhanh. Trên địa bàn huyện Quảng Điền, nhiều tuyến đường vẫn còn ngập sâu, xe ô tô gầm cao mới có thể di chuyển được. Muốn về trung tâm thị trấn Sịa, người dân phải đi vòng từ cầu Tứ Phú về xã Quảng Vinh. Các xã vùng thấp trũng, như Quảng Thành, Quảng An, Quảng Phước… nước vẫn còn rất cao.

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh dự báo, từ sáng 26-28/11, trên địa bàn tỉnh có mưa to, mưa rất to, có nơi mưa đặc biệt to. Tổng lượng mưa từ 10h00 ngày 26/11 đến 28/11 tại các địa phương trong tỉnh phổ biến từ 100-250mm, có nơi trên 350mm; vùng núi các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền và TX. Hương Trà 150-350mm, có nơi trên 450mm. Riêng vùng núi Bạch Mã và đỉnh Bạch Mã (Phú Lộc) lượng mưa từ 400-700mm, có nơi trên 800mm. Theo các cơ quan chức năng, hiện nay, một số vùng vẫn còn nước ngập sâu song, không ít người dân đã ra bờ sông, ao hồ để bơi lội, đánh cá rất nguy hiểm.

Mặc dù chính quyền liên tục phát đi cảnh báo về nguy cơ ngập lụt và bố trí lực lượng chốt chặn ở các tuyến đường ngập nặng, không cho người và phương tiện qua lại khi nước lũ lên cao, chảy xiết, thế nhưng, vẫn có nhiều điểm người dân bất chấp chạy xe vượt lũ, thậm chí một nhóm thanh niên còn ra cầu gỗ Lim trên sông Hương, đoạn gần đường Nguyễn Đình Chiểu (TP. Huế) để tắm gây bức xúc trong dư luận. Chính sự lơ là, chủ quan của cá nhân mỗi người, từng gia đình sau mưa lũ đã tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn thương tích do đuối nước. Nhiều bài học từ thực tế mà hậu quả rất đau lòng khi người dân vẫn cố tình đi bủa lưới, vớt củi… dù nước sông, ao hồ vẫn đang còn dâng cao.  

Sáng 26/11, một số trường học đã bắt đầu đón học sinh đi học trở lại, nhưng vẫn có những trường ở vùng thấp trũng học sinh chưa thể đi học. Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã có công văn yêu cầu các đơn vị thực hiện theo chỉ đạo tại các văn bản đã hướng dẫn. Trong đó, đặc biệt lưu ý, căn dặn học sinh sau mỗi buổi học tuyệt đối không đến những nơi ao hồ, sông suối khi không có sự hỗ trợ của người lớn để tránh những sự cố đáng tiếc do đuối nước.

Từ thực tế này, ngay trong sáng 26/11, Ban Chỉ huy phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh cũng đã gửi thông báo đến UBND các huyện, thị xã, TP. Huế về việc tăng cường công tác quản lý an toàn khi di chuyển trên sông, hồ và vùng ngập nước trong thời gian mưa lũ. Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh lưu ý: “Hiện nay, một số người dân dùng phương tiện nổi tự chế, ghe, thuyền di chuyển qua các đoạn đường ngập nước; trên thuyền không có trang bị vật nổi, không mặt áo phao; bơi lội, di chuyển qua các khu vực ngập tràn, ngập lũ, nước chảy xiết. Các vùng ngập lụt nước đang cao, chảy mạnh, gió lớn, gây nguy cơ mất an toản, xảy ra tại nạn thương tích đuối nước”.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị các địa phương nghiêm túc triển khai các nội dung Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 25/11/2024 về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh; trong đó, đặc biệt chú ý, tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền đảm bảo quy định an toàn khi di chuyển trên sông, hồ và vùng ngập nước trong thời gian mưa lũ còn những diễn biến khó lường như hiện nay. Mong mỗi người chủ động hơn trong tự bảo vệ mình để không còn những sự cố, tai nạn đáng tiếc xảy ra mỗi khi mưa lũ.

11 giờ 30 phút trưa 26/11, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cũng cảnh báo đến người dân và các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh, về việc tiếp tục có mưa lớn ở khu vực thượng nguồn hồ thủy điện Bình Điền, Hương Điền và Tả Trạch. Mưa lớn sẽ gây ra lũ, ngập lụt ở vùng thấp trũng; có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng đồi núi, ven sông, suối.  

Người dân cũng cần chủ động để dọn dẹp vệ sinh sau khi nước rút đế sớm trở lại cuộc sống bình thường. Cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng sẵn sàng phối hợp với người dân để hỗ trợ dọn dẹp vệ sinh. "Tranh thủ khi nào nước rút, người dân gọi nhau cùng dọn dẹp bùn đất, thu gom rác thải, đảm bảo vệ sinh chung”, ông Trần Tuấn, một người dân sinh sống dọc tuyến đường Bà Triệu (TP. Huế) chia s

Theo baothuathienhue.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày