Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.095.375
Truy cập hiện tại 512 khách
Tháo gỡ vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự
Ngày cập nhật 09/11/2024

TTH.VN - Ngày 9/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết thí điểm một số biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình tố tụng hình sự.

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, việc xây dựng nghị quyết đã bám sát đúng yêu cầu quan điểm của Đảng, đó là những vấn đề cấp bách cần thiết. Đồng thời, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội thông qua lần này đáp ứng yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực đã đề ra, tháo gỡ vướng mắc thực tiễn. Các cơ sở pháp lý để áp dụng xem xét xử lý sớm bằng chứng tài sản trong các vụ án bảo đảm hiệu quả đúng pháp luật nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, chính xác vụ việc, vụ án, sớm đưa các tài sản vào khai thác sử dụng, nhằm khơi thông nguồn lực phát triển và tránh thất thoát lãng phí.

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hải, việc nghị quyết quy định áp dụng biện pháp xử lý vật chứng tài sản từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm là cần thiết và phù hợp, nhất là hiện nay, quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự có quy định biện pháp thu giữ, tạm giữ, phong tỏa, cũng có thể thực hiện từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm. 

Từ nội dung dự thảo các biện pháp xử lý vật chứng, thực tiễn thi hành pháp luật, đại biểu nhận thấy, Bộ Luật Tố tụng hình sự đã quy định đầy đủ cụ thể về trình tự thủ tục và các hoạt động tố tụng trong từng giai đoạn, là công cụ sắc bén hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay, một số quy định về xử lý vật chứng còn nhiều khó khăn, vướng mắc bất cập cần phải được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, nguyên nhân là các quy định này chưa kịp điều chỉnh do yếu tố khách quan như, tốc độ, quy mô phát triển kinh tế - xã hội; việc hội nhập quốc tế cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ….

Về việc nắm giữ tài sản liên quan đến hành vi phạm tội có thể tẩu tán, chuyển dịch tài sản đó nhưng pháp luật không quy định biện pháp tạm ngừng giao dịch, do vậy đại biểu cho rằng cần thiết ban hành nghị quyết quy định với 5 biện pháp và thẩm quyền trình tự thủ tục liên quan.

Dự thảo Nghị quyết gồm 5 điều, cụ thể: Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng (Điều 1); nguyên tắc thực hiện (Điều 2); các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản (Điều 3); hiệu lực thi hành (Điều 4); tổ chức thực hiện (Điều 5).

Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết đã xác định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa thực hiện ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, xuyên suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và chỉ áp dụng thí điểm đối với các vụ án, vụ việc hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản bám sát nội dung Đề án xử lý vật chứng, tài sản đã được Bộ Chính trị thông qua, dự thảo Nghị quyết quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, gồm: Trả lại tiền cho bị hại hoặc gửi tiền vào ngân hàng để chờ xử lý; nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa; cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản và xử lý tiền thu được từ việc mua bán, chuyển nhượng; giao vật chứng, tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp để quản lý, khai thác, sử dụng; tạm ngừng giao dịch; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản.

Theo baothuathienhue.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày