Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.174.317
Truy cập hiện tại 2.137 khách
Không để thế lực nào lôi kéo
Ngày cập nhật 19/08/2016
Ông Phạm Bình Minh - Ảnh: V.DŨNG

Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao PHẠM BÌNH MINH đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với báo chí tại Hà Nội ngày 18-8, trước thềm Hội nghị ngoại giao lần thứ 29 và Hội nghị ngoại vụ địa phương lần thứ 18.

Phó Thủ tường - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh

 

Việt Nam kiên trì kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình, giải quyết các tranh chấp trên cơ sở thương lượng, đàm phán

Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh

* Biển Đông luôn nóng trong thời gian qua. Thưa Phó thủ tướng, VN có giải pháp nào để bảo vệ chủ quyền của đất nước?

- Biển Đông là một trong những vấn đề tác động đến môi trường an ninh của VN. Chúng ta khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Đối với Trường Sa, đây là khu vực có tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên.

Quan điểm của VN là phải đảm bảo chủ quyền theo đúng luật pháp quốc tế. Đương nhiên vấn đề gì xâm phạm đến lợi ích của VN thì chúng ta phải cương quyết đấu tranh, chống lại bằng biện pháp hòa bình.

* Ông đánh giá thế nào khả năng Trung Quốc có thể leo thang ở Biển Đông, có ý kiến lo ngại xung đột ở Biển Đông sẽ biến 
thành cuộc chiến quy mô lớn?

- Tất cả các nước đều có trách nhiệm đảm bảo duy trì hòa bình, an toàn ổn định ở Biển Đông. Vì bất cứ vấn đề gì xảy ra ở Biển Đông sẽ chặn tuyến hàng hải huyết mạch, vận chuyển hàng hóa của các nước. Đúng là có sự tranh chấp giữa các nước ở Biển Đông. Việc giải quyết đó phải do các bên liên quan thông qua đàm phán, thương lượng.

Nếu xung đột xảy ra mà dẫn đến chiến tranh là đi ngược xu thế chung của thế giới. Hiện nay, các nước đang kêu gọi các bên kiềm chế. Hậu quả của các cuộc chiến tranh là không có kẻ chiến thắng. Trong ASEAN cũng vậy, rất lo ngại sâu sắc về tình hình không kiểm soát được, để va chạm dẫn đến xung đột.

Hiện ASEAN - Trung Quốc đang tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Cuộc họp ASEAN - Trung Quốc vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói sẽ cố gắng hoàn thành COC vào năm 2017.

Đây được xem là văn kiện pháp lý giữa ASEAN và Trung Quốc để duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Đó là những tín hiệu tích cực để thấy các nước phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo duy trì hòa 
bình ở Biển Đông.

* Có ý kiến cho rằng cần “ủng hộ Mỹ” vì Mỹ có thể kiềm chế được Trung Quốc trên Biển Đông. Phó thủ tướng suy nghĩ thế nào về điều này?

- Chúng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm để không thể có bất cứ thế lực nào có thể lôi kéo được chúng ta vào sự cạnh tranh. Bởi đường lối của chúng ta là độc lập, tự chủ. Kinh nghiệm của chúng ta là chủ động thực hiện đường lối độc lập, tự chủ, có như vậy mới đảm bảo được chủ quyền.

Đường lối đối ngoại của VN là thêm bạn, bớt thù, làm bạn với tất cả các nước. Điều đó cho thấy chúng ta không để rơi vào sự xung đột nào của các nước... Không có nước nào bảo vệ độc lập chủ quyền của VN. Chính đường lối tự chủ trong quan hệ đối ngoại cũng đóng góp vào bảo vệ độc lập chủ quyền của VN.

Trong quan hệ với các nước láng giềng, VN hết sức quan tâm. Chính sách là làm sao tạo khuôn khổ quan hệ với các nước láng giềng. Với Trung Quốc, chúng ta có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Với Lào, VN có quan hệ đặc biệt. Với Campuchia, chúng ta quan hệ chiến lược.

Học giả quốc tế thăm cảng Cam Ranh

GS Erik Franckx, trưởng khoa luật quốc tế và luật châu Âu Đại học Vrije Brussel, Bỉ (giữa), tham quan cảng quốc tế Cam Ranh - Ảnh: Q.TR.

Ngay sau khi kết thúc hội thảo “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông”, các học giả quốc tế và trong nước đã có chuyến tham quan cảng quốc tế Cam Ranh sáng 18-8. Đây là lần đầu tiên các học giả nước ngoài tham dự hội thảo quốc tế về Biển Đông ở Việt Nam đi thăm cảng Cam Ranh. Họ đến từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Philippines, Bỉ, Canada, Thái Lan...

Cảng quốc tế Cam Ranh chính thức khai trương ngày 8-3-2016, sau thời gian triển khai thi công hoàn thiện các công trình cơ sở hạ tầng của giai đoạn 1. Đến nay, cảng quốc tế Cam Ranh đã tổ chức đón 9 tàu quân sự của các nước Singapore, Nhật, Pháp, Nga, Ấn Độ cập cảng thăm hữu nghị Việt Nam và sử dụng các dịch vụ hàng hải tại đây.

Q.TRUNG

LÊ THANH - QUỲNH TRUNG
Các tin khác
Xem tin theo ngày