Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.133.085
Truy cập hiện tại 5.725 khách
Bàn về chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp
Ngày cập nhật 28/03/2012

Giám sát của HĐND: Cho đeo gươm nhưng không được quyền chém

Tại Hội thảo về cơ chế kiểm tra, kiểm soát quyền lực nhà nước do Viện nghiên cứu lập pháp (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc Hội) phối hợp với Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức mới đây, TS Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, nhận xét: Cơ chế kiểm tra, giám sát hiện nay của chúng ta có rất nhiều, từ kiểm tra, thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân đến kiểm tra của Đảng, từ giám sát của cơ quan dân cử (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) đến giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể.... Tuy nhiên, hiệu quả kiểm tra, giám sát, kiểm soát lại rất thấp, rất hình thức, có nhiều lỗ hổng.

Minh chứng cho điều này, một đại diện đến từ HĐND tỉnh Tây Ninh cho hay: HĐND có chức năng giám sát, nhưng nếu cơ quan chính quyền không thực hiện các yêu cầu trong báo cáo giám sát của HĐND thì cũng không có cách nào chế tài, cùng lắm thì cũng chỉ đến mức truy cứu trách nhiệm qua chất vấn. "Nhưng nếu qua chất vấn rồi mà họ vẫn không chuyển thì HĐND cũng không làm gì được hơn nữa, chẳng khác nào cho đeo thanh gươm oai vậy thôi chứ không được quyền chém"- vị này ví von...

Kết luận Hội thảo, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp-TS Hoàng Văn Tú khẳng định muốn kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả thì phải cân bằng quyền lực. Ông nói một cách hình ảnh: Không thể có hiệu quả khi con lại đi giám sát bố trong khi vẫn nhận tiền từ ông bố được. Ông Tú cũng cho biết những 6tham luận, ý kiến tại Hội thảo sẽ được Viện nghiên cứu lập pháp tổng hợp lại gửi đến lãnhđạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 để phục vụ cho việc nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp 1992.

Theo http://phapluattp.vn/

TAH

Các tin khác
Xem tin theo ngày