Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.008.080
Truy cập hiện tại 4.109 khách
Một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nội vụ trong năm 2012
Ngày cập nhật 01/02/2012

Tại Thông báo số 27/TB-VPCP, ngày 30 tháng 01 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo toàn ngành Nội vụ trong năm 2012 cần tập trung triển khai quyết liệt, có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Nội vụ - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, cần tăng cường đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các đề án giao cho các Bộ, ngành nhất là các đề án liên quan: Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; công chức, công vụ; tiền lương; tiếp tục thực hiện mạnh mẽ Đề án 30 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính.

Ngành Nội vụ cần xây dựng, hướng dẫn thực hiện bộ chỉ số theo dõi, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, việc này cần triển khai sớm để nhân dân và doanh nghiệp cùng đánh giá và thể hiện sự hài lòng với cải cách hành chính của các cơ quan nhà nước. Cùng với đó là yêu cầu triển khai nhanh việc xây dựng Chính phủ điện tử, để xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu ngành Nội vụ cần quan tâm xây dựng hệ thống thể chế, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, trong đó có tham gia tổng kết Hiến pháp, xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Sớm xác định rõ mô hình và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, vừa đảm bảo tính thống nhất trong cả nước, vừa tính đến đặc thù của mỗi địa phương, của chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, không dập khuôn máy móc. Việc tổ chức cơ quan chuyên môn cấp huyện cần căn cứ vào yêu cầu quản lý, đáp ứng nhiệm vụ của địa phương, có hiệu quả nhất.

Bộ Nội vụ cần tổng kết bước 2 triển khai thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện, quận, phường tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo kế hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm tiến độ báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội.

Khẩn trương trình Chính phủ đề án phân cấp quản lý biên chế

Thủ tướng Chính phủ lưu ý, việc phân cấp quản lý phải thiết lập theo hướng thẩm quyền đi liền với trách nhiệm, phân cấp trên cơ sở quy hoạch; vừa phát huy năng động của địa phương, vừa tăng cường kiểm tra, thanh tra của Trung ương bảo đảm quản lý thống nhất, trọng tâm là phân cấp về quản lý cán bộ, công chức và biên chế; khẩn trương trình Chính phủ đề án phân cấp quản lý biên chế.

Trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành nội vụ cần tập trung: Kỷ luật, kỷ cương hành chính, xác định rõ vị trí việc làm, trên cơ sở đó xác định biên chế; đánh giá công chức, viên chức phải gắn với yêu cầu và kết quả công việc của từng vị trí việc làm; học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, mở rộng áp dụng thi tuyển theo hướng chọn được công chức đủ năng lực, phẩm chất.

HMT-theo chinhphu.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày