Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.162.535
Truy cập hiện tại 1.164 khách
Nhất thể hóa - tăng hiệu lực cầm quyền
Ngày cập nhật 16/03/2009

Nguyên Chủ tịch Quốc hội, Nguyên Trưởng ban Tổ chức T.Ư Đảng Nguyễn Văn An có cuộc trò chuyện với Tiền Phong quanh vấn đề thí điểm đề án nhất thể hóa một số tổ chức và chức danh lãnh đạo Đảng và chính quyền cấp xã, huyện, tỉnh. 

Phải phân biệt lãnh đạo khác với cầm quyền

Vấn đề nhất thể hóa chức danh Đảng và chính quyền được đặt ra từ khi nào, thưa ông?

Nói đúng ra vấn đề này được bàn thảo từ lâu, tôi nhớ nhất là được tham gia từ cuối T.Ư khóa VI đầu khóa VII. Hồi đó việc này đã gần thành hiện thực.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An

Khi ấy tôi còn là Ủy viên T.Ư, Phó Trưởng ban Tổ chức T.Ư Đảng, ông Nguyễn Đức Tâm làm Trưởng ban. Tôi là một trong những người tích cực ủng hộ việc nhất thể hóa. Vấn đề này tôi cũng bàn bạc rất kỹ với ông Sáu Dân (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt).

Ngay từ đầu khóa VII, kỳ họp thứ nhất của T.Ư đã bỏ phiếu tán thành việc Tổng Bí thư sẽ ứng cử chức danh Chủ tịch nước. Nhưng khi đó lại có ý kiến không đồng ý cho nên vấn đề nhất thể hóa chức danh Đảng và chính quyền không thể thực hiện được.

Có ba lý do không đồng ý: Thứ nhất vì lo người đứng đầu nếu tuổi cao sức yếu không làm được; thứ hai lo năng lực không đảm đương được cả hai chức vụ; thứ ba, lo quyền lực tập trung vào một người thì liệu có thể dẫn đến mất dân chủ, chuyên quyền, độc đoán?

Theo quan điểm của tôi, khi chọn cán bộ phải chọn người có năng lực, sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ chứ không làm ngược lại. Từ thể chế mà chọn cán bộ chứ không phải từ cán bộ mà quyết định thể chế. Còn quyền lực đã được phân cho ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp chứ không phải tập trung vào một người.

Tổng Bí thư Nông

Các tin khác
Xem tin theo ngày