Cụ thể, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 sẽ được hưởng mức trợ cấp: Diện thoát ly là 731.000 đồng/người/tháng và hưởng thêm phụ cấp 124.000đồng/thâm niên; diện không thoát ly 1.240.000 đồng/người/tháng; trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 từ trần là 1.095.000 đồng/tháng.
Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 được hưởng trợ cấp 676.000 đồng/tháng. Đồng thời, thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tiền tuất và tiền tuất nuôi dưỡng với mức không vượt quá 767.000đồng/tháng. Bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ hưởng trợ cấp 1.167.000đồng/tháng cùng với phụ cấp 547.000đồng/tháng.
Thân nhân liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến, thương binh loại B, bệnh binh... được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tối thiểu từ 329.000 đồng/tháng đến tối đa là 1.665.000 đồng/tháng.
Đối với mức trợ cấp ưu đãi 1 lần cho Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến chết trước ngày 1/1/1995, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động động trong kháng chiến được truy tặng và khi báo tử liệt sĩ sẽ hưởng mức trợ cấp gấp 20 lần mức chuẩn.
Các trường hợp bị suy giảm lao động từ 5%-20% nhận mức trợ cấp ưu đãi từ 4-8 lần mức chuẩn.
Nghị định mới cũng quy định rõ mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh với mức trợ cấp tối thiểu là 438.000 đồng đối với tỷ lệ suy giảm lao động 21%, cao nhất là mức trợ cấp 2.086.000 đồng đối với tỷ lệ suy giảm lao động 100%.
Đối với thương binh loại B, mức trợ cấp thương tật tối thiểu là 350.000 đồng khi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 21%, trợ cấp tối đa là 1.666.000 đồng khi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 100%.
HMT- Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
|