Việc bầu chủ tịch xã, nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, chắc chắn sẽ có tác dụng rất tích cực trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội ở cơ sở.
Vận động tranh cử
Đơn giản, một khi hiểu rằng số phận của mình nằm trong tay cử tri, thì người giữ chức vụ dân cử sẽ phải tỏ ra mẫn cán và có hiệu quả trong mắt cử tri. Chủ tịch xã do dân cử, dưới sức ép của những lá phiếu bầu, phải thực sự quan tâm đến nguyện vọng của dân trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách quản lý, điều hành.
Không nên lo rằng do đặc điểm truyền thống về tổ chức làng, xã ở Việt Nam, chủ tịch xã được bầu cử dân chủ có khả năng chỉ đại diện cho dòng họ chứ không phải cho trăm họ.
Điều chắc chắn là nếu bầu bán trung thực thì chẳng bao giờ có ứng viên nào trứng cử với 100% số phiếu. Trong các cộng đồng địa phương, dù lớn hay nhỏ, luôn tồn tại các lợi ích khác biệt, nguồn gốc của những tiếng nói khác biệt.
Vả lại, nếu cử tri trong dòng họ chiếm đa số, thì việc chủ tịch xã là người của dòng họ, suy cho cùng, chỉ theo đúng logic của các cuộc bình bầu dân chủ. Nói khác đi, các nhóm người, gắn bó với nhau do có lợi ích chung, luôn tìm cách (và có quyền tìm cách trong khuôn khổ pháp luật) để người cam kết bảo vệ lợi ích của mình được trúng cử.
Cũng theo đúng logic của cơ chế bầu cử dân chủ mà người được đa số phiếu bầu và trúng cử phải trở thành người đại diện theo pháp luật, không chỉ cho đa số đó, mà cho tất cả, bao gồm những cử tri đã không bỏ phiếu cho mình.
Đã vào vai chủ tịch xã, thì ứng viên đắc cử, dù vốn là người của dòng họ hay của một nhóm nào đó, là chủ tịch của toàn xã chứ không phải của dòng họ hay nhóm đó. Còn chuyện chủ tịch xã, trong quá trình thực hiện chức năng của người đứng đầu chính quyền địa phương, có sử dụng quyền lực của mình để bảo vệ lợi ích này chống lại lợi ích kia một cách thiên lệch, bất công là chuyện của Luật Công vụ