Thông tin trên được TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chia sẻ. Theo đó, nhằm chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa trở lại Khu trưng bày cổ vật Chàm (hay còn gọi là Kho Chàm) tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, số 3 Lê Trực, thành phố Huế.
Tại Kho Chàm hiện còn lưu giữ khoảng 88 cổ vật Chăm pa rất quý hiếm gắn liền sự hình thành Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế từ năm 1923 dưới thời vua Khải Định. Những cổ vật Chăm pa này được sưu tầm tại vùng châu Ô, châu Lý ngày xưa, và mang ra từ Trà Kiệu trong những cuộc khai quật khảo cổ học… từng được những nhà nghiên cứu đánh giá là những di sản văn hóa quý hiếm chẳng những của vùng Viễn Đông mà còn của thế giới.
Kho Chàm tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Được biết Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được thành lập năm 1923 dưới thời vua Khải Định với tên gọi Musée Khai Dinh, nay trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Đây là bảo tàng được thành lập sớm nhất tại Huế. Trước năm 1945, nó là một trong những bảo tàng sáng giá nhất Đông Dương với nhiều cổ vật của vua Nguyễn cực kỳ quý hiếm, được nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều học hội trên thế giới biết đến. Bảo tàng được đặt tại điện Long An - một tòa kiến trúc cung đình Nguyễn có niên đại từ 1845.
Nơi đây từng là Thư viện của trường Quốc Tử Giám tại Huế, và cũng là trụ sở của Hội Đô thành Hiếu cổ, nơi hội tụ các học giả chuyên nghiên cứu về Huế nói riêng và Việt Nam nói chung đầu thế kỳ 20 với ấn phẩm nối tiếngBulletin des amis du vieux Hué (BAVH), tập san có nhiều giá trị học thuật trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, kiến trúc, mỹ thuật… về Huế xưa.
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế xưa còn gọi là Musée Khai Dinh là bảo tàng được thành lập sớm nhất tại Huế
Vào tháng 12/1927, vua Khải Định cho thành lập Kho Chàm tại Musée Khai Dinh để trưng bày các cổ vật do Viện Viễn Đông Bác cổ sưu tầm. Năm 1945, khu trưng bày bị đóng cửa, cho đến nay đã tròn 71 năm. Việc mở cửa lại Kho Chàm là một trong những điều rất thú vị và giá trị về cổ vật Chăm pa trên đất Huế cho du khách thưởng thức, chiêm ngưỡng.
Cũng nằm trong các hoạt động ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương - người am hiểu văn hóa Chăm pa tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề: “Văn minh và nghệ thuật Chăm pa nhìn từ sưu tập Khu cổ vật Chàm tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế” trước đó vào 8h30’ ngày 3/11 tại Hội trường Tam Tòa, số 23 Tống Duy Tân, thành phố Huế., tập san có nhiều giá trị học thuật trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, kiến trúc, mỹ thuật… về Huế xưa.
Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm pa nổi tiếng – Trần Kỳ Phương