Trước tình hình này, nhiều bộ, ban, ngành đã nhóm họp, tìm phương án giải quyết trình Chính phủ, trong đó, những kiến nghị về chính sách tiền lương giai đoạn 2008-2012 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đang được quan tâm đặc biệt.
Chênh lệch thu nhập lớn
Theo đánh giá của Tổng LĐLĐ Việt Nam, thu nhập của cán bộ, công nhân viên chức (CBCNVC) trong các cơ quan hành chính còn thấp. Có sự chênh lệch khá lớn về thu nhập giữa NLĐ trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trung ương, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), DNNN địa phương và DN ngoài quốc doanh. Cụ thể: Thu nhập của NLĐ trong DNNN TƯ hoặc các đơn vị đặc thù có lợi thế như xăng dầu, bảo hiểm, ngân hàng, điện lực thường cao hơn thu nhập của NLĐ trong DNNN địa phương.
Theo thống kê, thu nhập bình quân trong các đơn vị thuộc Bộ Công thương năm 2007 là 3.200.000đồng/người/tháng, còn các đơn vị thuộc ngành địa phương chỉ là 1.050.000đồng/người/tháng.
Tương tự, trong các DN tư nhân, công ty TNHH, thu nhập của NLĐ thấp hơn so với NLĐ trong DNNN TƯ và DN FDI, nhất là với LĐ ngoại tỉnh phải thuê nhà ở và họ còn phải chịu thiệt hơn nhiều do người sử dụng LĐ không thực hiện đầy đủ các chính sách về lao động như không ký kết đủ hoặc ký kết không đúng loại hợp đồng LĐ; không đóng BHYT, BHXH bắt buộc; chưa thực hiện đúng thời gian nghỉ ngơi, trả lương làm thêm giờ, làm đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, trang bị phương tiện bảo hộ LĐ; chưa xây dựng thang, bảng lương, định mức LĐ, quy chế trả lương, thưởng, thỏa ước LĐ tập thể; hoặc chế độ bảo hộ LĐ, BHXH lại được khoán gọn vào lương tháng, nợ lương, chậm trả lương...
Cần lắm Luật tiền lương tối thiểu
Từ thực tế trên, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề nghị Chính phủ điều chỉnh hệ số lương khởi điểm cho đối tượng tốt nghiệp đại học là 2,5 đến 2,8, vì hệ số 2,34 chưa thể hiện mức độ phức tạp của công việc đối với người hưởng mức lương trung bình. Hệ số này thấp và chèn ép rất nhiều ngạch từ lương trung bình đến lương tối thiểu.
Trong khi đó,