|
|
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 7.041.092 Truy cập hiện tại 996 khách
|
Thanh tra công vụ để làm gì ? Ngày cập nhật 22/05/2008 Hôm 21.5, Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn đã thay mặt Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật Cán bộ, công chức - một dự luật mà theo đánh giá của Ủy ban Pháp luật là rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, công chức và ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Trong báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Tuấn thừa nhận việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức hiện nay gắn với chỉ tiêu biên chế "phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung nhưng chưa phù hợp với yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, năng động". "Trong nhiều cơ quan, tổ chức, việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức có xu hướng nặng về văn bằng, chứng chỉ, chưa chú trọng nhiều đến năng lực cán bộ, công chức, việc đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với nhu cầu sử dụng", ông Tuấn nói. Bộ trưởng cũng thừa nhận hoạt động công vụ chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ đã làm phát sinh các tiêu cực ảnh hưởng đến đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức và giảm hiệu lực, hiệu quả của cơ quan nhà nước trong phục vụ nhân dân.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức của Chính phủ đề nghị chỉ những người được tuyển dụng và bổ nhiệm vào một ngạch làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý ở tổ chức sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị-xã hội mới là cán bộ, công chức. Có một số ý kiến đồng tình quan điểm này. Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận trình bày trong báo cáo thẩm tra đã phân tích một quan điểm khác cho rằng: "Không thể lý giải nổi, cùng hoạt động trong một đơn vị nhưng lại chỉ những người làm công tác lãnh đạo, quản lý là công chức ?". Ủy ban Pháp luật cũng lo lắng, việc này sẽ tạo nên sự bất bình đẳng về thu nhập giữa đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũ công chức trong cơ quan nhà nước.
Thái độ phản đối rõ nét nhất của Ủy ban thẩm tra là đối với vấn đề thanh tra công vụ. Theo dự thảo, thanh tra công vụ có nhiệm vụ thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ. "Quy định về thanh tra công vụ như vậy là chưa rõ", ông Nguyễn Văn Thuận nói. Vấn đề đặt ra cần phải làm rõ là thanh tra công vụ là loại hình thanh tra gì, thanh tra hành chính hay thanh tra chuyên ngành ? Hay là một loại hình đặc thù tuy có tên gọi là thanh tra nhưng là một thiết chế khác ? "Công vụ được hiểu là hoạt động do công chức thực hiện. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của thanh tra công vụ là thanh tra hoạt động của công chức trong việc thực hiện công vụ chứ không chỉ là thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ", ông Thuận phân tích. Quy định như dự thảo là không đáp ứng được yêu cầu về nội dung cũng như công tác tổ chức hoạt động thanh tra đối với công chức là đánh giá cuối cùng của Ủy ban Pháp luật.
Ngày 22.5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự luật này.
Nguồn từ Thanh Niên Các tin khác
|
|
|
|
|
|
|