Đây là một trong những dấu hiệu báo trước của cuộc ly hôn mà không phải cặp đôi nào cũng để ý, cho tới khi họ ra tòa.
Nếu bạn bày tỏ mong muốn có nửa kia cùng đi mà họ lại hờ hững, bỏ qua, thì dễ hiểu rằng nhu cầu, sở thích của bạn chưa được người ta quan tâm đúng mức. Đừng bỏ qua chuyện này. Các cặp đôi thường có những kỳ vọng khác nhau về những việc họ nên và không nên làm chung, nhưng với các hoạt động mà hiển nhiên là nên có mặt cả hai, thì đừng nhượng bộ.
Hãy rõ ràng với nhau rằng việc đi chung có ý nghĩa quan trọng, sẽ thắt chặt thêm tình cảm hai người. Những hoạt động chung khiến hai người có thêm nhiều điều để nói với nhau hơn. Nếu một nửa của bạn không thể tham gia, ít nhất nên cho bạn một lý do, và cần chắc chắn rằng việc này không xảy ra như cơm bữa.
- “Mỗi lúc tôi về đến cửa, ông xã lại chào đón vợ bằng bản mặt khó chịu về hóa đơn điện thoại, về nhà cửa bừa bộn, bất cứ điều gì, về tất cả mọi thứ!”
Vợ chồng tranh cãi chưa hẳn là không tốt. Trái lại, một dấu hiệu hàng đầu cho các cuộc ly hôn lại chính là thói quen lảng tránh xung đột. Dẫu thế, triền miên cãi cọ lại vô cùng “hại não”. Bởi khi chúng ta cáu giận, não mất khả năng giải quyết các vấn đề. Phải mất 30 phút ta mới có thể quay về suy nghĩ như một người bình thường. Mà 30 phút đủ để bạn bỏ lỡ nhiều thứ, kể cả việc cứu vãn hạnh phúc.
- “Cô ấy rủ bố mẹ đẻ đi du lịch cùng trong chuyến đi đáng lẽ chỉ có hai vợ chồng dành cho nhau”
Hãy nghĩ cho nửa kia. Một số gia đình có truyền thống chia sẻ thời gian chất lượng bên nhau, cùng nói, cùng cười, cùng vui chơi để gia tăng tình đoàn kết. Song không phải lúc nào cũng cần phải như vậy.
Bạn thử nghĩ xem, người ta đâu thể nảy sinh tình cảm nam nữ bằng cách dành thời gian cho cả một đám đông, hãy dành thời gian cho nửa kia của bạn để hai người luôn chạm tay đến được tâm hồn nhau. Mười phút trò chuyện mỗi ngày, hò hẹn hàng tuần và cứ 6 tháng một lần sẽ cùng nhau đi chơi xa… Hãy cho mình lý do để luôn cảm thấy mình lại yêu lần nữa.