|
|
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 7.144.755 Truy cập hiện tại 2.422 khách
|
|
|
|
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Ngày cập nhật 16/08/2023
Ngày 14/8, Bộ Tư pháp phối hợp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với sự tài trợ của UNICEF Việt Nam và Cơ quan phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo tham vấn Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người chưa thành niên và trẻ em bị xâm hại, đặc biệt là xâm hại trên môi trường mạng.
Chủ trì Hội thảo là bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính, Bộ Tư pháp; ông Ngô Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; bà Lê Hồng Loan, Trưởng phòng bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Vân Anh khẳng định với sự nỗ lực của Chính phủ, Quốc hội, hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em nói chung, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ở nước ta cơ bản được ban hành đầy đủ. Trong đó có thể đến Luật Trẻ em, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật An ninh mạng… Điều này thể hiện phần nào cam kết của Chính phủ Việt Nam trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính phát biểu khai mạc.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh, mạnh của khoa học công nghệ, bên cạnh việc đem lại cho các em cơ hội học tập, mở mang kiến thức thì việc sử dụng mạng internet còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khiến các em dễ trở thành nạn nhân bị xâm hại hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên môi trường mạng.
Bà Vân Anh cho biết, theo thống kê hiện nay có khoảng 87% trẻ em sử dụng mạng mỗi ngày, do đó cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật để kịp thời có chính sách, giải pháp tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cũng như ứng phó kịp thời với sự phát triển của internet trong giai đoạn mới.
Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các đại biểu trong nước và nước ngoài.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về tư pháp người chưa thành niên, đánh giá những bất cập, vướng mắc của pháp luật Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em, chống xâm hại trẻ em, đặc biệt là trên môi trường mạng.
Lê Hồng
Các tin khác
|
|
|
|