Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.129.183
Truy cập hiện tại 3.984 khách
Tiếp sức đến trường 2016: Ước mơ của cô học trò xóm nghèo
Ngày cập nhật 26/08/2016
Ngoài giờ học, Hằng phụ giúp bố mẹ chăn bò - Ảnh: H.VĂN

Trần Thị Hằng nộp hồ sơ vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) với ước mơ trở thành nhà báo. Nhưng đồng thời, Hằng nộp luôn ba bộ hồ sơ xin làm công nhân tại các khu công nghiệp ở Hà Nội.

Tôi đã bàn với hội khuyến học xã tìm cách kêu gọi các nhà hảo tâm, người của xã làm ăn tốt đóng góp giúp đỡ cháu Hằng, để con em trong xã không vì nghèo mà bỏ lỡ đường học

Ông TRẦN TRÍ TUỆ (chủ tịch xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An)

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua, với 24 điểm khối C (văn 8, sử 7,5 và địa 8,5, chưa kể điểm cộng ưu tiên khu vực), Trần Thị Hằng đã chọn khoa báo chí. “Nếu tiếp tục theo đường học thì bố mẹ phải bán đi con bò, tài sản duy nhất của gia đình và cầm cố nhà cửa để vay tiền 
thêm” - Hằng nói.

Xóm nghèo có ai giúp gì được đâu!

Khi chúng tôi đến xóm 4, xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An, nhiều người dân bỏ dở công việc đồng áng thi nhau kể về Hằng. Nào là Hằng học giỏi, ngoan hiền và cả xinh đẹp nữa.

“Nhưng nhà bố mẹ nó nghèo, vừa nghe tin đậu đại học ai cũng mừng cho nó, nhưng vài hôm sau đã nghe tin nó bỏ ra Hà Nội xin việc, ai cũng tiếc. Xóm nghèo có ai giúp gì được đâu” - một người hàng xóm nói nhỏ.

Hằng và bố mẹ ngồi buồn thiu. Chị gái Hằng trước đây cũng từng là học sinh giỏi nhưng học hết lớp 9 thì đành nghỉ học ra Hà Nội làm công nhân vì nhà nghèo. Cái nghèo đeo đẳng gia đình Hằng khi bố Hằng, ông Trần Huy Từ, mang căn bệnh thần kinh lúc tỉnh lúc quên. Cả nhà sống nhờ vào tiền bảo trợ của ông Từ, mỗi tháng 450.000 đồng.

“Tui đã mất sức lao động từ lâu và đang được hưởng chế độ bảo trợ xã hội của người tàn tật. Vợ tui cũng nay đau mai yếu nên ruộng đồng bỏ hoang, hai vợ chồng chỉ quanh quẩn nuôi con gà, làm vườn rau sống qua ngày” - ông Từ cho biết.

Cặp mắt đỏ hoe, bà Phạm Thị Liệu, vợ ông Từ, cho biết: “Giờ chưa biết lấy gì cho con Hằng đi học đại học, căn nhà cấp bốn có cầm cố cũng chẳng được bao nhiêu”. Căn nhà của hai ông bà cũng là nhà tình thương.

“Tài sản của nhà hiện là con bò đang tuổi lớn, có lẽ sẽ bán non để lo cho con Hằng theo học. Nhưng rồi sau này thì lấy gì lo thêm cho nó nữa, thiệt tình gia đình tui chưa 
biết tính sao” - ông Từ tâm sự.

Muốn trở thành nhà báo

Nhà nghèo là vậy nhưng Hằng học giỏi lắm. Hằng là học sinh tiên tiến và giỏi từ cấp I đến cấp III, năm học lớp 9 Hằng đoạt giải khuyến khích môn văn cấp huyện, lớp 11 đoạt giải ba môn địa lý cấp tỉnh.

Mỗi lần trước khai giảng từng năm học, Hằng lại lọ mọ tìm đến các anh chị đi trước mượn sách giao khoa cũ để học. Ba năm cấp III là những năm mà Hằng tủi nhất khi nhà không có tiền để mua áo quần đi học.

“May nhờ bà con hàng xóm, những anh chị trong xóm đi làm công nhân xa về mua áo quần đem tặng nên mình mới có để mặc. Có hôm đi dự sinh nhật bạn học, nhìn bạn mặc áo quần mới cũng có lúc tủi thân lắm. Và mình nghĩ chỉ có cách học giỏi thì bạn bè sẽ quý, sẽ thương chứ không ai coi thường vì mình nghèo” - Hằng tâm sự.

Hằng thích làm nghề gì sau này? Đang buồn khi kể về cái nghèo, giọng Hằng chợt vui tươi và đầy tự tin khi nói về ước mơ tương lai: “Khi còn học cấp III mình đã nuôi ước mơ trở thành nhà báo. Mình đã tập tành làm báo tường cho lớp. Mình rất mê đọc báo. Ở thư viện hay bạn nào có tờ báo gì là mình mượn đọc ngay”.

Rồi chợt giọng Hằng chùng xuống: “Có lẽ ước mơ trở thành nhà báo rồi cũng chỉ là ước mơ thôi”.

HỒ VĂN
Các tin khác
Xem tin theo ngày