Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.128.586
Truy cập hiện tại 3.644 khách
5 bước “cảnh báo” sếp về sự nhàm chán trong công việc
Ngày cập nhật 04/04/2014
ảnh minh họa

 Nếu bạn đang dành nhiều thời gian để lướt web, chơi game hơn là hết mình vì những dự án mới trong công việc, đã đến lúc bạn nên đánh giá lại tình hình.

 Một bài báo gần đây trên Huffington Post đã chỉ ra, việc không được thử thách là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mọi người chán ghét công việc của mình.

Nếu đó là tình trạng hiện tại của bạn, bạn có thể có 2 quyết định: tìm việc mới hoặc tìm cách cải thiện tình hình.

Dù bạn có thể nghỉ việc, nhưng hãy suy nghĩ kỹ. Bạn có thể không ngờ rằng tình huống tương tự vẫn có khả năng xảy ra ở một công ty khác và hồ sơ xin việc sẽ không đẹp khi bạn “nhảy việc” liên tục.

Trong khi đó, nói chuyện với sếp về cảm giác của bạn là một bước đúng đắn để cải thiện sự buồn chán trong công việc. Bạn có thể không nhận ra cảm giác hiện tại.

Dưới đây là 5 bước “cảnh báo” sếp về sự nhàn chán trong công việc của bạn:

Bước 1: Xác định điều bạn thực sự muốn trong sự nghiệp

Cần một chiến lược trước khi nói chuyện với sếp. Vì điều đó, bạn sẽ phải quyết định thực sự muốn gì trong công việc. Bạn chỉ muốn có nhiều việc hơn ở vị trí hiện tại? Hoặc cảm thấy mình đã sẵn sàng cho việc thăng tiến?

Tùy vào câu trả lời, cần xây dựng chiến lược cho phù hợp.

Bước 2: Xây dựng giải pháp

Cuộc nói chuyện với sếp không nên là một cuộc “rên rỉ” bạn cảm thấy buồn chán ra sao. Thay vào đó, bạn cần xây dựng một giải pháp để thuyết phục sếp và đạt được điều mình muốn.

Nếu bạn muốn có nhiều trách nhiệm hơn trong vai trò hiện tại để “làm giàu” cho hồ sơ xin việc, hãy xác định nhiệm vụ bạn thấy hứng thú. Tốt nhất hãy nên đưa ra lời đề nghị về công việc bạn muốn đảm nhận vì như vậy sẽ có cơ hội làm đúng việc mình thích.

Nếu bạn sẵn sàng cống hiến ở vị trí cao hơn, hãy xác định cơ hội của bạn trong tình hình hiện tại ở công ty. Đảm bảo đáp ứng các điều kiện trước khi nói chuyện với sếp về vị trí cao hơn.

Bước 3: Viết ra những điều bạn làm trong một ngày làm việc thông thường

Sếp có thể không biết rõ những việc bạn làm từ ngày này sang ngày khác. Do đó, hãy liệt kê chúng ra. Việc này có thể cho sếp nhận ra tài năng của bạn đã bị lãng phí ra sao và đưa ra giải pháp cho tình trạng buồn chán của bạn trong công việc.

Bạn nên đưa ra áng chừng bao nhiêu thời gian trong tuần bạn thực sự tham gia vào những công việc ý nghĩa. Sếp có thể sốc khi biết công ty trả cho bạn 40 tiếng/ tuần trong khi bạn chỉ làm việc thực sự trong 25 tiếng.

Bước 4: Lên lịch cho cuộc nói chuyện

Bạn nên đặt lịch ít nhất 30 phút cho cuộc thảo luận để sếp có thời gian tập trung vào bạn và đề xuất của bạn. Hãy chuẩn bị trước điều bạn sẽ nói để tối ưu hóa kết quả của cuộc nói chuyện.

Bước 5: Trung thực

Đừng ngại cởi mở với sếp. Cô ấy không muốn đánh mất một nhân viên tốt như bạn nên sẽ sẵn sàng giúp bạn hoàn thiện hơn trong vai trò của mình.

 

Hãy cởi mở trong cuộc nói chuyện. Sếp có thể có ý tưởng khác giúp bạn gắn bó hơn trong công việc nên hãy cân nhắc ý kiến của sếp. 2 người có thể làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả đôi bên.

VŨ HUYỀN (theo Usnews)
Các tin khác
Xem tin theo ngày