Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.078.820
Truy cập hiện tại 1.497 khách
Lãng phí nhân tài
Ngày cập nhật 17/04/2012

 Khoảng 10 năm trước khi chương trình cử nhân - kỹ sư tài năng được triển khai ở các trường ĐH lớn, mọi người vui mừng vì những sinh viên (SV) giỏi  sẽ có điều kiện phát huy năng lực của mình. Ngoài ra, đây cũng là nguồn lực chất lượng cao bổ sung cho các đơn vị đào tạo, nghiên cứu… trong tương lai.

Thế nhưng  hiệu quả của chương trình không như kỳ vọng, ngược lại cho thấy một sự đầu tư không đúng trọng tâm, gây ra lãng phí cả về tiền bạc lẫn trí tuệ.

Những SV thuộc chương trình này nhận được sự đầu tư lớn: Học trong điều kiện cơ sở vật chất tốt, giảng viên giỏi, lớp học ít, nhận học bổng cao, các chế độ ưu tiên về sinh hoạt phí, bằng cấp thiết kế riêng và hứa hẹn ra trường có một tương lai rộng mở. Dù có nhiều ưu đãi như thế nhưng theo thống kê của các trường, SV ngày càng không mặn mà với chương trình này nên số lượng giảm dần qua từng khóa, từng năm.

Nhiều lý do khiến một chương trình mang tính ưu việt lại không đạt hiểu quả như mong đợi. Trước hết, dù đầu tư lớn nhưng có ý kiến cho rằng phương pháp đào tạo vẫn không có sự đột phá, chương trình học nặng nề, chưa sát với yêu cầu thực tế. Chính vì vậy, sau khi ra trường, nếu không được giữ lại làm cán bộ giảng dạy, không du học, những SV này vẫn lao đao tìm việc làm và đôi khi phải khó khăn lắm mới kiếm được công việc mà một kỹ sư hay cử nhân bình thường vẫn có thể làm được. Kế đến là hiện có quá nhiều chương trình với những tên gọi na ná nhau như chương trình tiên tiến, chất lượng cao… khiến sự đầu tư của Nhà nước không tập trung; còn SV bị phân tán trước nhiều lựa chọn.

Bên cạnh chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng, 5 năm qua, Bộ GD-ĐT lại triển khai chương trình tiên tiến ở nhiều trường, trong đó tất nhiên có cả các trường đang thực hiện chương trình tài năng. Cũng với mục đích đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường thực hiện chương trình tiên tiến mua chương trình đào tạo của các ĐH có uy tín trên thế giới về giảng dạy tại trường. Nguồn kinh phí để thực hiện gồm 60% từ ngân sách nhà nước, 25% từ học phí, còn lại từ nguồn lực khác do nhà trường huy động. Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, kinh phí đầu tư cho chương trình này khoảng 50 triệu đồng/SV/năm. Dù cũng có nhiều ưu điểm nhưng trên thực tế chương trình tiên tiến cũng đang gặp khó khăn về đầu vào và kinh phí. Theo lãnh đạo nhiều trường ĐH, lượng SV theo chương trình này cũng  giảm dần. Ngoài số SV tìm được học bổng nước ngoài, số còn lại cũng làm những công việc như bao kỹ sư, cử nhân bình thường khác.

Mục đích của các chương trình trên rõ ràng là rất tốt, nhưng hiệu quả chưa thật sự lớn như công sức và tiền bạc đã đổ vào, cho nên rất lãng phí. Các trường ĐH, học viện, viện nghiên cứu không đủ chỗ để

Các tin khác
Xem tin theo ngày