|
|
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 7.082.491 Truy cập hiện tại 586 khách
|
|
Đề xuất nhiều thay đổi trong các cơ quan Nhà nước Ngày cập nhật 19/10/2011 Vụ Tổ chức – Biên chế, Bộ Nội vụ cho biết, trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ. Bộ Nội vụ đã dự kiến kế hoạch sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của một số bộ, cơ quan ngang bộ. Nhiều Bộ có thay đổi
Cụ thể là: Bộ Y tế điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước cho phù hợp: chuyển “chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân” thành “y tế”. Bộ Tư pháp bổ sung chức năng, nhiệm vụ về: bồi thường nhà nước; lý lịch tư pháp; thi hành án hành chính. Bộ Quốc phòng bổ sung chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về cơ yếu theo Nghị định số 76/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển Ban Cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốc phòng. Bộ Thông tin và Truyền thông bổ sung chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thông tin cơ sở.
Kiện toàn tổ chức để tăng cường quản lý an toàn thông tin. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiện toàn tổ chức để tăng cường quản lý công tác y tế ngành. Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung nhiệm vụ giám sát tài nguyên nước xuyên biên giới, an ninh nguồn nước.
Kiện toàn tổ chức quản lý một số lĩnh vực: viễn thám, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu. Bộ Công thương bổ sung chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương hiệu quốc gia và sở giao dịch hàng hóa. Bộ Giao thông vận tải kiện toàn tổ chức quản lý về hàng hải, hàng không. Bộ Xây dựng kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước về nhà ở và kinh doanh bất động sản. Ủy ban Dân tộc bổ sung nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác định canh, định cư vùng dân tộc thiểu số. Điều chỉnh bỏ quy định về thành viên Ủy ban Dân tộc.
Quy định về số cấp phó
Tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 178 do Bộ Nội vụ vừa tổ chức, các đại biểu nhất trí đề xuất: bỏ chức năng của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ; các nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực của từng bộ, ngành được quy định khái quát.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên và đáp ứng yêu cầu thực tế, các đại biểu bày tỏ sự đồng thuận cao sửa đổi, bổ sung Nghị định 178 để tạo cơ sở pháp lý cho việc sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Nghị định 178 như: phân cấp thẩm quyền cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục, cục loại I và tương đương sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Điều chỉnh tên gọi của các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của tổng cục và tương đương từ “vụ” thành “ban” để phù hợp với vị trí pháp lý theo thứ bậc hành chính và tránh sự nhầm lẫn tên gọi giữa các tổ chức thuộc bộ với các tổ chức thuộc tổng cục và tương đương; không quy định thứ trưởng kiêm tổng cục trưởng và tương đương ở một số bộ để phân biệt rõ trách nhiệm người đứng đầu và thẩm quyền bổ nhiệm chức danh tổng cục trưởng và tương đương đã được Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Không quy định các đơn vị sự nghiệp công lập trong cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ, mà tổng hợp chung các tổ chức sự nghiệp công lập của bộ quản lý vào một danh sách ban hành kèm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thống nhất quản lý.
Thống nhất thẩm quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc hướng dẫn chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; quy định rõ trong Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 178 theo hướng người đứng đầu các tổ chức thuộc bộ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo, quản lý (trừ cấp phó của người đứng đầu) của các đơn vị thuộc cấp mình quản lý.
Quy định số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc bộ theo hướng có quy định khung, nhưng có quy định mở cho phù hợp với yêu cầu thực tế trong quá trình sắp xếp tổ chức và bố trí, sử dụng cán bộ của các bộ, cơ quan ngang bộ…
(Theo VTC news)
Các tin khác
|
|
|
|
|
|