Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.089.713
Truy cập hiện tại 1.098 khách
Phải đánh giá cán bộ bằng hiệu quả công tác cụ thể
Ngày cập nhật 27/10/2010

 Đó là ý kiến trao đổi, góp ý cho Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam.

 Hẳn mọi người đều biết, khái niệm “năng lực” dùng để chỉ sự tổng hợp các yếu tố bên trong mang tính nổi trội của mỗi con người, mỗi đơn vị, mỗi tổ chức. Tuy là những yếu tố, những nhân tố mang tính tiền đề cho sự phát triển song chưa phải là những yếu tố, những nhân tố cơ bản dùng để đánh giá, để khẳng định bản chất của con người, của đơn vị, tổ chức.

Thực tế cuộc sống đã chứng minh, năng lực của mỗi con người, mỗi đơn vị, mỗi tổ chức chỉ có giá trị trong cuộc sống; hỉ đo, đếm được khi được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, khoa học với phương thức thực thi cùng mục tiêu thích hợp. Khi đó, những ưu điểm, thành tích, thành tựu sẽ được tạo thành, phát huy tác dụng.
Ngược lại, khi có năng lực, song phương thức thực thi chưa phù hợp với thực tế, chưa phù hợp với đối tượng tác động thì mục tiêu đặt ra dù rất đúng vẫn rất khó đạt được hiệu quả như mong muốn.
Chúng ta thấy rõ điều này qua hiệu quả cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, “quốc nạn” tham nhũng, lãng phí; tình trạng tắc trách, cửa quyền; mục tiêu tinh giảm biên chế, trọng dụng nhân tài, giảm giãn khoảng cách giàu nghèo… trong nhiều năm qua.
Với khái niệm “hiệu quả” - một số Văn kiện của Đảng, trong đó có Văn kiện Hội nghị TW3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII: “Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ” và Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X:“Đánh giá và sử dụng cán bộ trên cơ sở lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thức đo chủ yếu” đã khẳng định “hiệu quả” là những gì rõ nét nhất; dễ thấy, dễ nhận biết nhất; dễ xác định nhất, có thể “đo, đếm” được khi đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của từng Đảng viên, từng cán bộ, công chức trong từng cơ quan, đơn vị, cấp quản lý ngành, cấp quản lý địa phương, từng tổ chức đoàn thể quần chúng.
Một khi chúng ta nghiên cứu, xây dựng thêm được những giải pháp quản lý bảo đảm xác định cụ thể “hiệu quả công tác, sự đóng góp thực tế” của từng cán bộ, công chức, hay nói cách khác, khi chúng ta đã “đo, đếm” được trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức, những hạn chế, bất cập, yếu kém kéo dài đối với khâu “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, trong đó có thực tế “…đã diễn ra khá phổ biến tình trạng vô trách nhiệm, không quy được trách nhiệm của người đứng đầu và những cán bộ, công chức có liên quan khi cơ quan, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, để xảy ra những vụ việc tham nhũng, tiêu cực, tài sản xã hội chủ nghĩa bị xâm hại nghiêm trọng” (trích Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khoá IX) và “… tâm lý thoả mãn, trì trệ của nhiều cán bộ chỉ muốn chọn nơi công tác dễ dàng, muốn ổn định chức vụ hoặc lên chức nhưng không chịu nỗ lực học tập, phấn đấu nâng cao trình độ và hiệu quả công tác; công việc trì trệ, kém hiệu quả, cán bộ uy tín thấp nhưng rất khó thay được người phụ trách bằng những cán bộ có uy tín và khả năng hơn…” (trích Nghị quyết số 11 – NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị -Khoá IX) sẽ được khắc phục nhanh về thời gian cũng như mục tiêu đề ra.
Như vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện địa hóa đất nước, chủ động hội nhập với khu vực, với thế giới đến năm 2020, khi Đảng ta tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một Đảng cầm quyền, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là rất quan trọng, song quan trọng hơn, hoàn thiện hơn, xứng đáng hơn với niềm tin của các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế thì Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XI nên viết thành “Nâng cao hiệu quả lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”
Hồ Tú Anh (Theo Dân trí.con.vn)
Các tin khác
Xem tin theo ngày