Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.089.709
Truy cập hiện tại 1.097 khách
Công chức trẻ Singapore không phải đợi quá lâu để thăng cấp
Ngày cập nhật 01/11/2010

Singapore có bộ máy công chức được xếp vào loại ít tham nhũng nhất thế giới. Công chức có khả năng, thành tích cao được nhận lương cao, thưởng cao. 

Theo báo cáo Tính cạnh tranh toàn cầu 2009 - 2010 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, các thể chế công của Singapore xếp vào hàng tốt nhất trên phạm vi toàn cầu.

Từ khi độc lập năm 1965, chính phủ nước này đã khẳng định định, sự tồn tại của họ phụ thuộc vào việc cung cấp các dịch vụ cơ bản chất lượng cao nhất, giáo dục, y tế, nhà cửa và đời sống cho người dân.

Những thách thức và yêu cầu đặt ra cho phát triển kinh tế và ổn định chính trị đã dẫn tới quan điểm chủ đạo trong quản lý đất nước là: tập trung vào tăng trưởng và phát triển.

Năm 1967, hải quân Anh và các lược lượng khác đã quyết định rút quân hoàn toàn khỏi quốc đảo này. Trước đó, chi tiêu của Anh vào các căn cứ quân sự chiếm 18% GDP của Singapore và 20% lực lượng lao động.

Vào những năm 1960, 70, Singapore đã thành công khi trở thành một chọn lựa đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Những năm 1970, Singapore trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về đóng tàu, vận chuyển hàng không và lọc dầu.

Trong câu chuyện thành công kỳ diệu ấy, vai trò của nhà nước và bộ máy công chức được coi là trung tâm.

Lãnh đạo

Sự thống nhất về mục đích và tầm nhìn trong các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Singapore đã đóng góp rất lớn vào sự ổn định chính trị và thành tựu kinh tế đất nước. Những nhà lãnh đạo đã là các nhân vật rất thành công trong sự nghiệp trước khi bước vào hoạt động chính trị. Trên thực tế, tới tận ngày nay, bộ máy lãnh đạo trong đảng cầm quyền Singapore chủ yếu vẫn là các nhà kỹ trị và trí thức.

Họ đi theo chủ nghĩa thực tế trong các chiến lược chính trị và kinh tế. Trong bối cảnh khác độc đáo của Singapore, nhà nước và bộ máy công chức là động lực dẫn dắt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thúc đẩy công nghiệp hóa, đầu tư tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp các loại dịch vụ và tạo ra tính hợp pháp cho các chính sách.

Chính phủ Singapore có mối quan hệ rất tốt đẹp với dịch vụ công. Bộ máy công chức được tổ chức theo nguyên tắc kỷ luật, hiệu quả, hợp lý và năng lực. Từ rất sớm, giới lãnh đạo của Singapore đã coi dịch vụ công như một lực lượng tích cực. Họ tin rằng tăng trưởng kinh tế sẽ không hiệu quả, nếu thiếu vắng năng lực địa phương trong việc thực thi các kế hoạch đầy tham vọng của quốc gia.

Các biện pháp cải cách nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ công mà chính phủ thực hiện tập trung vào hai khía cạnh quản lý: Cải tổ cơ cấu và thủ tục; Thay đổi quan điểm và hành vi của công chức để nâng cao hiệu quả tổ chức và tận tụy với các mục tiêu phát triển của đất nước.

Một số cách thức đổi mới đã được áp dụng trong cải cách dịch vụ công như: bổ nhiệm những vị trí cấp cao dựa trên khả năng thay vì tuổi tác; phân quyền quản lý nhân sự; trao quyền tự trị cho các cơ quan chính phủ; mở rộng và tăng cường chất lượng dịch vụ hành chính; kiểm soát tham nhũng, mức lương cạnh tranh cho công chức; thành lập Trung tâm nghiên cứu chính trị thực hiện các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và thay đổi quan điểm của công chức về bối cảnh phát triển địa phương; Chương trình tham gia tự nguyện của công chức vào các dự án dân sự lớn; hình thức kỷ luật cứng rắn với công chức vi phạm; cho nghỉ hưu sớm với công chức thiếu trình độ.

Chính phủ là chủ lao động lớn nhất

Chính phủ Singapore là “chủ lao động” lớn nhất của nước này, với số nhân viên chiếm khoảng 4% lực lượng lao động. Đây là điều kiện thuận lợi để Singapore đóng một vai trò tích cực trong quản lý và phát triển kinh tế.

Người được tuyển dụng vào dịch vụ công được coi là đã có một công việc danh giá. Công chức được tuyển dụng và bổ nhiệm không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo, lựa chọn cơ bản dựa trên thành tích đánh giá qua kiểm tra trực tiếp. Ủy ban dịch vụ công (PSC), gồm một chủ tịch và 5 - 9 thành viên, do tổng thống bổ nhiệm với sự tư vấn của thủ tướng. Tất cả thành viên đều có uy tín cao, rất nhiều người có “nghề” trong quản lý nhân sự.

Việc thăng cấp cho công chức dựa trên một hệ thống đánh giá phẩm chất gồm hai thành phần: Hệ thống báo cáo và Hệ thống xếp hạng thành tích.

Sau năm 1959, lương công chức tại Singapore giảm mạnh do yêu cầu cắt giảm thâm hụt ngân sách, (tới 35% lương cơ bản đối với mức cao nhất). Khi tình hình ngân sách được cải thiện, chính phủ nước này đã khôi phục lại mức lương hợp lý năm 1961.

Chế độ tiền lương được cải tổ năm 1972 với lương tháng 13 được trả vào cuối năm. Về cơ bản, lương công chức kể từ đó tăng khá đều đặn. Tới nay, họ có mức lương cao nhất thế giới.

Đặc biệt, thu nhập của công chức Singapore còn có một khoản đáng kể là tiền thưởng dựa trên thành tích cá nhân. Công chức có khả năng, thành tích cao được nhận lương cao, thưởng cao khiến họ phấn đấu vươn cao hơn, nhanh hơn trong sự nghiệp. Ở đây có một thực tế cần công nhận là, các công chức trẻ không phải chờ đợi quá lâu để được thăng cấp hay chỉ có được một vị trí “kha khá” khi thời gian nghỉ hưu tới gần.

Loại trừ tham nhũng

Ngày nay, Singapore có một bộ máy công chức được xếp vào loại ít tham nhũng nhất thế giới, đứng thứ 4 sau Đan Mạch, Phần Lan và New Zealand.

Chính việc cải tổ tiền lương và điều kiện làm việc trong dịch vụ công đã đóng góp gián tiếp vào cuộc chiến chống tham nhũng. Thành công của Singapore trong kiểm soát tham nhũng vì thế khả thi hơn các quốc gia không thể trả lương quá cao cho nhân viên chính phủ.

Luật chống tham nhũng được xem xét, đánh giá thường xuyên để đảm bảo không một kẻ phạm tội nào có thể trốn tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật. 

Bài học cho các nước khác

Chính phủ Singapore quản lý việc cải tổ và duy trì chất lượng dịch vụ công bằng cách thực hiện thành công 5 chính sách: Chống tham nhũng; Tuyển chọn công chức “tốt nhất và xuất sắc nhất”; Mức lương cạnh tranh; Công nghệ hóa nâng cao tính minh bạch và sự hài lòng từ người sử dụng; liên kết việc thăng chức và tiền thưởng với khả năng và thành tích thực tế của công chức.

Trong khi các chính sách trên nhằm tìm kiếm, phát hiện, nuôi dưỡng và thúc đẩy các cá nhân thực tài, thì sự thành công của bộ máy hành chính công Singapore còn ở chỗ ủy quyền tối đa cho các cơ quan tự trị, trong khi vẫn duy trì quyền giám sát với cơ quan trung ương.

Ngoài các quy tắc và thủ tục, hiệu quả của tổ chức công còn ảnh hưởng bởi văn hóa của tổ chức ấy được tạo ra và khởi nguồn từ niềm tin, giá trị và tầm nhìn từ người sáng lập. Những nhà lãnh đạo của Singapore như Lý Quang Diệu đã đặt niềm tin mạnh mẽ vào việc xây dựng một dịch vụ công hiệu quả trên cơ sở chính trực, thực tài, định hướng theo kết quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

HMT - theo vietnamnet.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày