Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.099.948
Truy cập hiện tại 1.400 khách
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày cập nhật 19/06/2009
Một góc Sông Hương - Cầu Tràng Tiền

Phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.

Đây là một trong những mục tiêu hướng tới của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục và đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Á.

Phấn đấu mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 12-13%; GDP đạt 4.000 USD/người. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đến năm 2020 có cấu kinh tế là: Dịch vụ 47,4%, công nghiệp - xây dựng 42%, nông - lâm - ngư nghiệp 5,3%. Cũng vào giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD/năm.

Bên cạnh đó, các mục tiêu xã hội vào giai đoạn 2020 cũng có nhiều chuyển biến, cụ thể: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống khoảng 1,1 - 1,2%; nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên 90% và tăng tỉ lệ lao động được đào tạo nghề lên 50%; tiếp tục duy trì kết quả 100% trạm y tế xã có bác sĩ và đạt mục tiêu 15 bác sĩ/vạn dân; tỉ lệ hộ nghèo vào giai đoạn này tối thiểu là dưới 3%.

Quy hoạch cũng đề ra mục tiêu tỉ lệ che phủ rừng trên 60% và tiến hành bảo vệ môi trường các vùng sinh thái, tránh ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Các khu đô thị, khu công nghiệp... phải xử lí nước thải, thu gom và xử lí chất thải rắn đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra môi trường.

Để đạt được những mục tiêu trên, Thừa Thiên Huế tập trung phát triển mạnh Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trên nhiều lĩnh vực như cảng, dịch vụ cảng, khu phi thuế quan. Phát triển bền vững ngành du lịch nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng về số lượng khách du lịch từ 15 - 20%/năm trong giai đoạn 2011-2020.

Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trước hết đầu tư xây dựng đường bộ, đường sắt cao tốc, đường Hồ Chí Minh phía Đông, hầm đường bộ đèo Phú Gia, Phước Tượng, đầu tư mới các đường nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 1A và các cảng biển.

Đầu tư mới ga đường sắt Lăng Cô, di chuyển ga Huế ra khỏi nội đô và nâng cấp thành ga trung tâm của thành phố. Nâng cấp sân bay quốc tế Phú Bài đáp ứng nhu cầu vận chuyển 2 triệu hành khách/năm và 100.000 tấn hàng hóa/năm.

Minh Phương (Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Xem tin theo ngày