Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.109.139
Truy cập hiện tại 439 khách
Vì sao nhiều trí thức rời khỏi đơn vị công? Bài 2: Những lo ngại sau cuộc chia tay
Ngày cập nhật 15/08/2008

Điều gì đang xảy ra ở các đơn vị công để dẫn đến hàng loạt cuộc ra đi không hẹn ngày trở lại của các công chức? Làm sao để ngăn chặn và liệu có cần thiết để ngăn chặn dòng chảy này hay không? Đây hẳn là những vấn đề rất cần lời giải từ các tổ chức, các cơ quan công quyền hiện nay.

Đãi ngộ quá kém?
Nhiều đơn vị công (ĐVC) đang lao đao trước sự ra đi ồ ạt của các cán bộ chủ chốt, các chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm. Hàng loạt bác sĩ (BS) có kinh nghiệm ra đi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của một đơn vị mà còn ảnh hưởng đến chiến lược chung của toàn ngành. Theo báo cáo của ngành y tế TPHCM, hiện toàn thành phố chỉ có 3.700 BS với tỷ lệ 4,7 BS/10.000 dân, trong khi tiêu chuẩn tối thiểu của Tổ chức Y tế thế giới phải là 10 BS/10.000 dân. Như vậy thành phố hiện còn thiếu khoảng 4.000 BS. Mối lo này sẽ càng là gánh nặng khi hiện nay nhiều BV công đã phải đối mặt với tình trạng thiếu BS và đội ngũ điều dưỡng trong khi tình trạng quá tải chưa hề giảm.

Lao đao là vậy, nhưng dường như nhiều cơ quan quản lý nhà nước chưa có động thái gì tích cực trước sự ra đi hàng loạt này. BS N.L. – một chuyên gia đầu ngành về sản phụ khoa, từng tâm sự: “Khi quyết định rời bỏ BV để tìm một chỗ làm khác vì bức xúc với cách ứng xử của đơn vị cũ, tôi chỉ mong được lãnh đạo sở hay lãnh đạo thành phố gọi lên hỏi han một tiếng để được giãi bày, được giải tỏa và được có lý do ở lại. Nhưng ước mong của mình đã thành vô vọng khi ngay cả lúc tôi đã ra đi rồi cũng chẳng thấy ai quan tâm đến chuyện của mình”.

GS Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật TPHCM, đã từng rất bức xúc khi cho rằng, các ĐVC cần xem lại cách sử dụng người tài của mình. Theo ông, những năm gần đây, công tác quy hoạch, đào tạo nhân tài đã được thành phố chú ý hơn. Tuy nhiên, cho đến khi sử dụng thì nhiều ĐVC đã không làm được như tinh thần chủ trương của thành phố. Theo phân tích của GS Giao, có hai nguyên nhân khiến người tài bỏ đi sang khu vực tư nhân hoặc khu vực có yếu tố nước ngoài. Một là do lương bổng ở khu vực công còn quá thấp trong khi khu vực tư đang ngày càng phát triển và trả lương rất cao. Thứ hai là bộ máy tổ chức và cung cách làm việc của các ĐVC chưa phát huy được năng lực của họ. Có tình trạng người thiếu năng lực lại được giữ vai trò lãnh đạo, không những không phát huy được vai trò của cấp dưới mà còn cản trở bước tiến của những người có năng lực.

Một giáo sư đầu ngành của ngành y tế nhận định, lương thưởng là vấn đề quan trọng, nhưng nó không phải là nguyên nhân hàng đầu, nhất là với những trí thức có tâm huyết. Trong tình hình hiện nay, mức lương và những nguồn thu nhập minh bạch có thể giúp các trí thức đủ sống và chăm lo được cho gia đình. Cái chính là guồng máy tổ chức của chúng ta không

Các tin khác
Xem tin theo ngày