Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.110.374
Truy cập hiện tại 803 khách
Cần có bộ luật về chính quyền địa phương
Ngày cập nhật 30/07/2008
Đây là đề xuất của nhóm tác giả công trình khoa học cấp bộ về xác định tính chất, vị trí, mô hình tổ chức và hoạt động của HĐND vừa được bảo vệ trước hội đồng khoa học Bộ Nội vụ.
Các tác giả chỉ ra rằng tổ chức, hoạt động của HĐND hiện tại chưa bảo đảm tính thống nhất. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan dân cử các cấp chưa được phân định rõ ràng. HĐND tỉnh chưa hẳn là cấp trên của HĐND huyện, tương tự đối với HĐND huyện, xã. Trong khi đó, nghị quyết các kỳ họp của HĐND từ trên xuống thường trùng lặp, không đảm bảo tính xuyên suốt của hệ thống.
Công trình nghiên cứu cũng cho thấy HĐND các cấp mặc dù là cơ quan dân cử song tính đại diện còn hạn chế. Đại biểu chủ yếu là lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban, lãnh đạo các đoàn thể chính trị-xã hội như phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên, MTTQ... Tỷ lệ đại biểu thực sự là dân tham gia còn thấp đã phần nào hạn chế tính quyền lực. Mặt khác, người dân đang có tới bốn đại diện: HĐND ba cấp và Quốc hội nhưng hiệu quả đại diện còn hạn chế, đại diện nào là cao nhất, đại diện nào thấp nhất cũng chưa rõ. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, cần tăng cường hoạt động của HĐND một cách thường xuyên nhằm thoát khỏi tình trạng “xuân thu nhị kỳ” như hiện nay.
Nhóm tác giả cũng khẳng định việc bỏ HĐND quận, huyện, phường là cần thiết. Bởi chính quyền cấp quận, huyện chỉ là cơ quan trung gian, cánh tay nối dài của cấp tỉnh, không ra quyết sách mà chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ theo pháp luật...
Chủ nhiệm đề tài - thạc sĩ Lê Trọng Vinh cho rằng để khắc phục những bất cập trên cần sớm sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992; xây dựng bộ luật về chính quyền địa phương để thay thế cho các luật về bầu cử HĐND, về tổ chức của HĐND và UBND.
(Nguồn Pháp luật TP HCM)
Các tin khác
Xem tin theo ngày