Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.333.410
Truy cập hiện tại 2.953 khách
5 kiểu người khó thăng tiến trong công việc
Ngày cập nhật 08/04/2014
Ảnh minh họa: telegraph

 Trong công việc, đôi khi bạn nhận thấy có người liên tục được thăng chức trong khi những người khác dường như “giậm chân tại chỗ”.

 Nếu bạn thấy mình ở trong trường hợp thứ 2, lý do có thể là do bạn thuộc một trong những tuýp người khó thăng tiến sau:

Người nghi ngờ bản thân

Không có gì có thể tạo ra hỗn loạn trong sự nghiệp hơn sự nghi ngờ bản thân. Sự thiếu quyết đoán và năng lực để quyết tâm làm một điều gì đó đồng nghĩa với việc bạn không thể tiến xa trong sự nghiệp và cả cuộc sống.

Hãy ngừng những suy nghĩ tự ti bên trong bạn và ngừng nói lời xin lỗi về những sai lầm trong nhận thức của bạn. Tự tin là yếu tố cần thiết cho sự thành công trong sự nghiệp và nếu bạn không thể tin vào bản thân mình, thật khó để người khác tin vào khả năng của bạn.

Người thích “tám chuyện”

Lời nói của bạn giống như một loại virus và sếp không muốn bạn phát tán chúng. Do đó, nếu bạn quan tâm nhiều hơn tới những gì đang diễn ra trên mạng xã hội, tới cuộc sống của đồng nghiệp hay về việc tiết lộ một chút thông tin về người khác, bạn rõ ràng không thể hiện được kỹ năng hoặc tính cách cần thiết của một người lãnh đạo.

Thay vào đó, bạn nên bỏ qua những cuộc “tám chuyện” nơi công sở, đánh giá lại ưu tiên công việc và làm tăng danh tiếng nghề nghiệp của mình.

Người thờ ơ

Nếu bạn không quan tâm tới công việc, công việc cũng sẽ không màng tới bạn. Sự thờ ơ của bạn là điều rõ ràng, ai cũng có thể cảm nhận được, kể cả sếp của bạn. Sự hững hờ có thể không phải là vấn đề ở hiện tại nhưng nếu bạn muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp, bạn cần chứng tỏ nguồn năng lượng và sự hứng thú với công việc một cách sâu sắc hơn.

Nếu sự hững hờ với công việc của bạn bắt nguồn từ quan điểm “cuộc sống còn nhiều điều thú vị hơn công việc”, bạn chỉ đang tạo ra một kinh nghiệm mờ nhạt cho bản thân.

Người nhạy cảm

Nếu bạn không thể kiểm soát cảm xúc của mình khi nhận được lời phê bình của sếp hay đồng nghiệp cảm thấy họ luôn phải “dè chừng”, tránh làm tổn thương khi nói chuyện với bạn, bạn không thể hiện được rằng mình đã sẵn sàng để tiến lên vị trí cao hơn.

Bạn cần hiểu rằng đằng sau lời phê bình không phải là một sự công kích cá nhân mà là mong muốn giúp bạn cải thiện và thúc đẩy bạn làm việc tốt hơn. Khi đối mặt với lời chỉ trích, hãy tách bạch bản thân khỏi những lời của người nói, tập trung vào những luận điểm chính của anh/ cô ấy mà không để cảm xúc chi phối bạn.

Người rập khuôn

Nếu bạn thích để người khác dẫn dắt hơn là bản thân mình, sếp sẽ sẵn sàng thăng chức cho những đồng nghiệp dẫn dắt bạn chứ không phải bạn. Muốn thăng tiến, bạn phải thể hiện sự chủ động, sáng tạo, làm bản thân nổi bật hơn.

Ngược lại, nếu bạn không thể thể hiện được rằng bạn sẵn sàng đương đầu với thách thức, có tiếng nói riêng, chia sẻ quan điểm và mang đến giá trị đặc biệt, bạn chỉ là một bộ mặt thường thường lẫn lộn trong đám đông.

 
VŨ HUYỀN (Theo Monster)
Các tin khác
Xem tin theo ngày