Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.044.158
Truy cập hiện tại 760 khách
Không sống cuộc đời lay lắt
Ngày cập nhật 28/03/2014
Lê Tiến Vỹ (trái) hướng dẫn thợ chạm khắc trên gỗ - Ảnh: T.Ba

 Ông chủ của Trung tâm gỗ nghệ thuật Lạc Việt là một người khuyết tật, anh Lê Tiến Vỹ. Người ta gọi chàng trai chân thấp chân cao ở thôn Thi Phương, xã Điện Phong, huyện Điện Bàn (Quảng Nam) này là Vỹ “điêu khắc”.

 Để xây dựng được cơ nghiệp này, Vỹ “điêu khắc” phải nỗ lực gấp chục lần người bình thường khi anh bị bại liệt từ năm lên 4 tuổi.

Tưởng đời đã bỏ đi

Nhớ lại tuổi thơ của mình, Vỹ lắng lòng: “Tôi lớn lên với niềm tủi hổ bởi đôi chân không lành lặn, teo tóp cùng sự chế giễu của bạn bè khiến tôi càng mặc cảm và cứ nghĩ cuộc đời mình coi như chấm hết, trọn kiếp này phải dựa dẫm cha mẹ. Đó là khoảng thời gian hết sức cùng cực của một đứa trẻ đang còn tuổi ăn tuổi học như tôi”.

Học hết cấp II, Vỹ xin nghỉ bởi trường cách xa nhà cả chục cây số, không thể lết bộ đến trường. Lê lết nay đây mai đó tìm việc làm để kiếm miếng ăn. Được đôi ba năm thấy cũng không ra sao, Vỹ quay về nhà phụ ba mẹ chăm đàn heo, đàn gà. Cứ để đời mình lay lắt thế...

Trong một lần tình cờ đi ngang qua cơ sở điêu khắc gỗ Âu Lạc, thấy người ta đục đẽo những phôi gỗ thô ráp thành tượng Phật, hoa lá... cực kỳ tinh xảo và sống động, Vỹ mê mẩn. Thấy vậy, ông chủ nhận cho vào học việc. Chưa đầy hai năm sau, Vỹ đã làm thuần thục nghề và là tay chạm khắc cứng cựa nhất của cơ sở Âu Lạc.

Nghĩ cho người đồng cảnh ngộ

Ban đầu, Lê Tiến Vỹ chỉ nghĩ đơn giản là kiếm một nghề nuôi sống bản thân, phụ giúp mẹ cha và nuôi các em. Vậy là đã mừng với một người khuyết tật. Tuy nhiên Vỹ là chàng trai khác, mạnh mẽ hơn.

Năm 2009, trong một lần tham dự triển lãm điêu khắc gỗ ở Hội An, sản phẩm của Vỹ được một công ty ở Hà Nội để mắt và đặt mua với giá 80 triệu đồng. “Cầm trên tay số tiền lớn mà chưa bao giờ dám mơ tới, tôi bắt tay vào thực hiện dự định nung nấu bấy lâu nay: lập một cơ sở để phát triển nghề và giải quyết công ăn việc làm cho những người như mình và lao động địa phương”. Trung tâm gỗ nghệ thuật Lạc Việt ra đời từ đó.

Sau năm năm hoạt động, cơ sở của Vỹ giờ ăn nên làm ra, vươn ra khỏi tỉnh Quảng Nam, dự định mở thêm chi nhánh ở Đà Nẵng và một số tỉnh khác.

Nói về Lê Tiến Vỹ, anh Nguyễn Văn Thành, bí thư Đoàn xã Điện Phong, cho biết: “Rất nhiều thanh thiếu niên hư hỏng đã được Vỹ thu nhận và đào tạo nghề, giúp các em có việc làm và sống tốt”.

 

 

Cảm hóa thanh thiếu niên hư

Những bạn trẻ làm việc, học việc tại trung tâm trước đây từng hư hỏng, lêu lổng. Tất cả được Vỹ thu nạp và truyền nghề cho. Có người nay cũng ra riêng và mở được cơ sở cho mình.

Dương Hiển Đông (19 tuổi), một trong 17 thợ đang làm việc ở đây, xúc động: “Ngày trước em nghiện game và nghỉ học giữa chừng. Em được anh Vỹ khuyên nhủ, dắt về đây học nghề. Bây giờ mỗi tháng em đã có thu nhập nuôi sống bản thân và phụ giúp ba mẹ nuôi em ăn học”.

 

 

THANH BA (nguôn
Các tin khác
Xem tin theo ngày