Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.153.869
Truy cập hiện tại 1.903 khách
Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2003 đến nay và định hướng cải cách giai đoạn 2012 – 2020.
Ngày cập nhật 28/09/2011
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng

Ngày 23/9/2011, tại Thành phố Hải Phòng, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Dự án hỗ trợ Cải cách hành chính - UNDP tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2003 đến nay và định hướng cải cách giai đoạn 2012 - 2020 (Hội thảo). Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã tới dự và chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có: Ông Thang Văn Phúc, Chủ tịch kiêm Viện trưởng VDIS, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; TS. Đặng Đức Đạm, nguyên Phó trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng; Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ Đinh Duy Hòa - Giám đốc Dự án hỗ trợ Cải cách hành chính - UNDP; Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ Đoàn Cường; Đại diện các Bộ, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước; Vụ Tổ chức cán bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở Nội vụ 19 tỉnh, thành phố; Đại diện UNDP tại Việt Nam và một số nhà khoa học, chuyên gia; Đại diện Lãnh đạo một số đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ.

Tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ Đoàn Cường đã trình bày Báo cáo Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2003 đến nay và định hướng cải cách giai đoạn 2012 - 2020 (Báo cáo).

Thực hiện Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2003 - 2007 được Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX thông qua và Đề án tiền lương giai đoạn 2008 - 2012 được Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X thông qua, với quan điểm:  “Tiếp tục quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng: Coi việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để kinh tế phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ công, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Từ đó, nghiên cứu thực hiện các giải pháp có tính đột phá trong tạo nguồn cho cải cách chính sách tiền lương”, từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung đã điều chỉnh 7 lần trên cơ sở mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách nhà nước để từng bước cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, cụ thể như sau: Từ 210.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, bằng 3,952 lần, tăng thêm 295,2% cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng 142,27% và mức tăng GDP là 85,9%; về quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa, từ tháng 10/2004, đã điều chỉnh quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa từ 1-1,78-8,5 hiện nay lên 1-2,34-10; về hệ thống thang bảng lương, đã thu gọn một bước hệ thống ngạch, bậc lương, mở rộng khoảng cách

HMT-theo moha.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày