|
|
|
Thống kê truy cập Tổng truy cập 7.167.187 Truy cập hiện tại 103 khách
|
|
“Triết lí bóng đá” - Một tư duy mới về công tác cán bộ ? Ngày cập nhật 26/10/2010 Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nếu đem công tác cán bộ của một nền công vụ so sánh với “Triết lí bóng đá” có vẻ như rất khó để thuyết phục. Nhưng bỏ qua tính tương đồng về chất, chúng ta sẽ thấy có nhiều điểm thú vị và nên chăng cần nghiên cứu nghiêm túc để có thể vận dụng? Thực trạng cán bộ, công chức (CBCC) hiện nay cho thấy, đội ngũ CBCC đông nhưng không thật sự mạnh, ngân sách nhà nước dành cho việc trả lương cho đội ngũ CBCC khá lớn; mặc dù đã được điều chỉnh tăng thêm song tiền lương CBCC chưa hấp dẫn người tài. Nhưng mặt khác, trong khi chế độ đãi ngộ CBCC không đủ hấp dẫn để thu hút và giữ chân người có năng lực trong các cơ quan nhà nước, thì trong xã hội lại tồn tại hiện tượng "chạy chọt" tốn kém để được vào làm việc trong cơ quan nhà nước. Những người này thường không phải là người tài, nhưng bằng hoạt động của mình, họ làm cho những người tài thực sự (nhưng chưa được bộc lộ và thừa nhận của xã hội) khi muốn vào làm việc tại cơ quan nhà nước cũng phải "chạy chọt" theo. Và tất nhiên, người có tài thì thường không muốn thế, vậy là họ thôi không xin vào cơ quan nhà nước nữa. Thế là đội ngũ CBCC cứ ngày càng nhiều những người kém cỏi, trong khi nhiều người tài bỏ ra đi hoặc làm việc không hết sức (dành sức làm thêm việc khác lấy thu nhập bù vào để đảm bảo cuộc sống) hoặc chấp nhận các hình thức tiêu cực khi thi hành công vụ (tham nhũng) để kiếm thêm. Tất cả những chuyện đó làm cho bộ máy nhà nước không đủ trong sạch, vững mạnh như yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dẫn đến nguy cơ ngày càng mất lòng tin của nhân dân.
Để bộ máy nhà nước ngày càng vững mạnh, đáp ứng lòng tin của nhân dân, một trong những nhiệm vụ chính của công tác cán bộ là phải đề ra các giải pháp sao cho những người kém cỏi không muốn xin vào cơ quan nhà nước, nếu đang làm thì cũng khó sống (hơn bên ngoài) mà phải xin ra; ngược lại, những người giỏi đang làm sẽ không muốn đi, nếu đang ở ngoài thì muốn xin vào. Nhiệm vụ có vẻ chỉ như một ước muốn này chắc không ai phản đối, song nhiều người sẽ cho là không thực hiện được.
Để bộ máy nhà nước vững mạnh, chúng ta không thể thoái thác nhiệm vụ này và phải làm cho bằng được. Nhưng làm thế nào? Xin nêu vài suy nghĩ.
Mọi sự so sánh đều khập khiễng, song nếu so sánh với cách dùng người trong bóng đá chuyên nghiệp ở châu Âu thì thấy họ có một triết lý dùng người rất đáng suy ngẫm, tham khảo, tạm gọi là "triết lý bóng đá".
Gửi tin qua email In ấn Các tin khác
|
|
|
|
|
|