Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.142.338
Truy cập hiện tại 1.574 khách
Đề cương tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022
Ngày cập nhật 17/11/2017

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2017 - 2022 là sự kiện chính trị quan trọng của tuổi trẻ Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

 

Để giới thiệu những nội dung chính của dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI tới đoàn viên, thanh niên, đồng thời tiếp thu ý kiến rộng rãi của đoàn viên, thanh niên và các bà con nhân dân, góp phần làm cho dự thảo Báo cáo chính trị được hoàn thiện hơn, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan tỉnh đăng tải toàn văn dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đoàn khóa X tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI.

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022

Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI là sự kiện chính trị quan trọng của tuổi trẻ Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Đại hội diễn ra trong thời điểm đất nước tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Bối cảnh đó, đòi hỏi tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ. Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ XI sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm 2017 tại Thủ đô Hà Nội.

Để Đại hội được tuyên truyền rộng khắp và có ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp thanh niên và nhân dân cả nước, Ban Bí thư Trung ương Đoàn xây dựng Đề cương tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI. Nội dung Đề cương tuyên truyền đề cập những nét chủ yếu của 10 nhiệm kỳ Đại hội, tập trung vào những thành tựu nổi bật của hai phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” trong nhiệm kỳ X và mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2012-2017, cụ thể như sau:

I. ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI

Hơn 86 năm xây dựng và trưởng thành, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công 10 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc và đang tích cực chuẩn bị tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017-2022.

1. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (năm 1950)

Sau gần 20 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (tên gọi khi đó là Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam) diễn ra từ ngày 07 đến ngày 14/02/1950 tại xã Cao Văn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dự đại hội có hơn 400 đại biểu đại diện cho đoàn viên thanh niên trên khắp mọi miền đất nước. Với chủ đề "Chiến đấu và xây dựng tương lai", Đại hội đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của Đoàn là động viên, giáo dục, thống nhất lực lượng thanh niên, cổ vũ thế hệ trẻ tích cực tham gia sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, quét sạch kẻ thù xâm lược. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn mới, đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam. Từ thành công của Đại hội, hàng vạn nam, nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ các chiến dịch và phong trào "Tòng quân giết giặc lập công", góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu sau chín năm trường kỳ kháng chiến (tháng 5/1954).

2. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (năm 1956)

Sau một năm được Ban Bí thư Trung ương Đảng đổi tên thành Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ II diễn ra từ ngày 25/10 đến ngày 04/11/1956 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 479 đại biểu đại diện cho gần nửa triệu đoàn viên thanh niên trong cả nước. Đại hội khẳng định những cống hiến xuất sắc của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên trong chín năm kháng chiến và ba năm khôi phục kinh tế. Tại Đại hội, Bác Hồ đã ân cần căn dặn: "Đảng và Chính phủ ta có thể tự hào đã tạo nên một thế hệ thanh niên dũng cảm như các cháu, và mong các cháu tiếp tục phấn đấu hăng hái cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nước nhà". Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 30 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

Ngay sau Đại hội, tuổi trẻ miền Bắc đã phát động phong trào thi đua lao động sản xuất để khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng xã hội mới. Hàng vạn thanh niên tham gia xây dựng các công trình thủy lợi, khai hoang phục hóa đất đai; hàng triệu thanh niên hăng hái theo học các lớp bổ túc văn hóa... Ở miền Nam, phong trào đấu tranh chính trị của thanh niên, học sinh, sinh viên chống đế quốc Mỹ và tay sai tiếp tục phát triển mặc dù bị đàn áp dã man.

3. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (năm 1961)

Sau gần 7 năm hàn gắn vết thương chiến tranh, miền Bắc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong khôi phục, phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ III diễn ra từ ngày 23 đến ngày 25/3/1961 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 677 đại biểu đại diện cho một triệu đoàn viên thanh niên trong cả nước. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn. Đại hội đã phát động phong trào "Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” (1961 - 1965). Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 71 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lam tiếp tục được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Sau Đại hội, đồng chí Nguyễn Lam được Đảng điều động nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Vũ Quang được cử làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

Tháng 8/1964, đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc, tuổi trẻ Thủ đô đã phát động phong trào "Ba sẵn sàng". Được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đoàn, phong trào đã phát triển sâu rộng trong cả nước. Ở miền Bắc, hàng triệu đoàn viên thanh niên đăng ký tham gia phong trào "Ba sẵn sàng" nêu cao quyết tâm chi viện cho chiến trường miền Nam với tinh thần "Chưa thắng giặc Mỹ, chưa về quê hương".

Tháng 2/1965, Đại hội Đoàn thanh niên toàn miền Nam đã phát động phong trào "Năm xung phong", sau một thời gian ngắn đã có hàng vạn  đoàn viên, thanh niên tham gia phong trào. Từ phong trào "Ba sẵn sàng" và "Năm xung phong" đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân với những chiến công xuất sắc trong chiến đấu tiêu diệt quân thù.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Đảng (1970), thể theo nguyện vọng của cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định đổi tên Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam thành Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. Trong thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và đại thắng mùa xuân năm 1975, có sự đóng góp to lớn của đoàn viên thanh niên trên khắp các mặt trận, đây là thế hệ thanh niên Việt Nam vô cùng dũng cảm, thông minh, không sợ gian khổ, hy sinh, quyết chiến-quyết thắng đã được Đảng ta, Đoàn ta giáo dục, rèn luyện. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định đổi tên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh thành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

4. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV (năm 1980)

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IV diễn ra từ ngày 20 đến ngày 22/11/1980 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 623 đại biểu đại diện cho 4,3 triệu đoàn viên thanh niên cả nước. Đại hội đã quyết định đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Ba xung kích”thành cao trào thi đua hành động cách mạng của tuổi trẻ thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 113 đồng chí, đồng chí Đặng Quốc Bảo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

Vào thời điểm này, hàng triệu lượt đoàn viên thanh niên tham gia phong trào "Ba xung kích làm chủ tập thể"; gần 9 triệu đoàn viên, thanh niên tham gia phong trào "Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"; hàng chục vạn thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang, góp phần tích cực bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Tiếp đó là các phong trào "Hành quân theo bước chân những người anh hùng" đã thu hút gần 6 triệu đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia và "Hành quân theo chân Bác" đã có 10 triệu thiếu niên, nhi đồng tham gia.

Tháng 5/1982, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 4 (khóa IV) đã tập trung chỉ đạo triển khai các chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ trong 2 năm 1982-1983. Tại Hội nghị này, đồng chí Vũ Mão, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

5. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V (năm 1987)

Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới nhằm đưa đất nước thoát khỏi những khó khăn khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ Đảng giao phó, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí toàn quốc lần thứ V diễn ra từ ngày 27 đến  ngày 30/11/1987 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 750 đại biểu đại diện cho 17 triệu đoàn viên, thanh niên trong cả nước. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 150 đồng chí, đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Đại hội đã phát động phong trào "Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V có ý nghĩa vô cùng lớn lao, đó là Đại hội của thế hệ trẻ đi đầu trong công cuộc đổi mới; Đại hội của hành động, vì tương lai của thế hệ trẻ, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong quá trình đất nước đổi mới, mặc dù đứng trước sự thử thách do tác động từ những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn phấn đấu tự đổi mới mình, không ngừng mở rộng mật trận đoàn kết tập hợp thanh niên, phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh.

6. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI (năm 1992)

Trong bối cảnh trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trước nhiệm vụ lớn lao đó, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VI diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18/10/1992 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 797 đại biểu đại diện cho 2,5 triệu đoàn viên, thanh niên cả nước. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 91 đồng chí, đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Sau Đại hội, tháng 2 năm 1993, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 2 (khóa VI) đã phát động hai phong trào lớn: "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước". Hai phong trào đã được tuổi trẻ cả nước nhiệt liệt hưởng ứng và đi vào cuộc sống của các đối tượng thanh niên. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 9, khóa VI (tháng 12/1996), đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thay đồng chí Hồ Đức Việt được Đảng điều động nhận nhiệm vụ mới.

7. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII (năm 1997)

Sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo qua hơn 10 năm thực hiện ngày càng đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế, xã hội chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong hơn 10 năm đổi mới đất nước có nhiều chuyển biến tích cực. Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII diễn ra từ ngày 26 đến ngày 29/11/1997 tại Hà Nội. Dự đại hội có 899 đại biểu đại diện cho 21,2 triệu cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 125 đồng chí, đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Đại hội đã quyết định tiếp tục phát triển hai phong trào"Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước"  lên một tầm cao mới. Tại Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 9 Khóa VII (tháng 6/2001), đồng chí Hoàng Bình Quânđược bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thay đồng chí Vũ Trọng Kim được Đảng phân công nhiệm vụ mới.

Năm 2000 được Bộ Chính trị và Chính phủ chọn là "Năm thanh niên Việt Nam". Từ thời điểm này, phong trào “Thanh niên tình nguyện" có bước phát triển mới, đi vào thực tiễn, được đông đảo các cấp bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên tham gia, tạo ấn tượng tốt đẹp về lớp thanh niên Việt Nam của thời kỳ mới. Tổ chức Đoàn các cấp đã chủ động đề xuất và đảm nhận nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, tiêu biểu như: Dự án xóa cầu khỉ, xây cầu mới vùng đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng Đảo thanh niên; làm đường Hồ Chí Minh; xây dựng Làng thanh niên lập nghiệp... Phong trào thi đua học tập, lao động sáng tạo để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức, khoa học công nghệ mới; sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng", "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh"... đã thu hút hàng triệu thanh thiếu niên tham gia. Từ trong phong trào của tuổi trẻ, đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân đoàn viên, thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực công tác.

8. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII (năm 2002)

Trong bối cảnh nhân loại đã kết thúc thế kỷ XX và bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, sau hơn một năm toàn Đảng, toàn dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, đất nước đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đã đạt được những thắng lợi bước đầu quan trọng, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VIII diễn ra từ ngày 08 đến ngày 11/12/2002 tại Hà Nội. Dự đại hội có 898 đại biểu đại diện cho hàng chục triệu đoàn viên, thanh niên cả nước. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 134 đồng chí, đồng chí Hoàng Bình Quân, được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Với tinh thần "Đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện", Đại hội đã phát động phong trào "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" và kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam cùng xiết chặt tay dưới lá cờ vinh quang của Đoàn, nguyện đi theo con đường cách mạng của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Phong trào mới với sức sống mới, hàng triệu thanh niên thi đua học tập, tiến quân vào khoa học-công nghệ; thi đua lao động sáng tạo để lập thân lập nghiệp; xung phong tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; góp phần giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Các cuộc vận động, phong trào mới được triển khai như: "Sáng tạo trẻ", "Bốn mới" (kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới, mô hình mới), "Cán bộ công chức trẻ với cải cách hành chính", "Học tập tốt, rèn luyện tốt", “Trí thức trẻ tình nguyện”... đã góp phần khơi sức thanh niên trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo từ thực tiễn.

Đặc biệt sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh", "Tiếp lửa truyền thống - Mãi mãi tuổi hai mươi", diễn đàn "Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích", cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”  đã được các cấp bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên triển khai thực hiện nghiêm túc, lôi cuốn và lan toả mạnh mẽ, tạo hiệu ứng xã hội sâu rộng góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng cách mạng và niềm tin cho thế hệ trẻ. Năm 2007, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động, Đoàn thanh niên các cấp chủ động, sáng tạo triển khai thực cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, sau một năm triển khai, cuộc vận động bước đầu đã đạt được kết quả tốt đẹp.

Sau khi đồng chí Hoàng Bình Quân chuyển công tác, ngày 01/4/2005, Bộ Chính trị cử đồng chí Đào Ngọc Dung giữ trách nhiệm Quyền Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 10 Khóa VIII (ngày 02/7/2005), đồng chí Đào Ngọc Dung được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 11 Khóa VIII (ngày 13/01/2007), đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thay đồng chí Đào Ngọc Dung được Đảng phân công nhiệm vụ mới.

9. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX (năm 2007)

Trong không khí toàn toàn Đảng, toàn dân phấn khởi, ra sức thi đua chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn toàn quốc lần thứ X, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IX diễn ra từ ngày 17 đến ngày 21/12/2007 tại Hà Nội. Dự đại hội có 1033 đại biểu đại diện cho hơn 23 triệu cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 145 đồng chí, đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

Đại hội đã khẳng định: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới toàn diện, phấn đấu thực sự trở thành người bạn thân thiết của thanh niên, định hướng cho thanh niên đến với lý tưởng cách mạng và những giá trị cao đẹp, đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, xung kích trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào, các cuộc vận động và các hoạt động của Đoàn đều phải hướng tới mục tiêu tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên, tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho thanh niên rèn luyện và tự khẳng định, vì sự tiến bộ của thanh niên và sự phát triển của đất nước. Đại hội đã phát động hai phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” và đề ra mục tiêu chung của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2007-2012 là: Tăng cường bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức công dân, lý tưởng và đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị và văn hoá cho thanh thiếu nhi; xây dựng Đoàn vững mạnh; tích cực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh thiếu nhi; phát huy tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam xung kích “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển“, phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Ngày 5/10/2011, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 11 (khóa IX), đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa IX) thay đồng chí Võ Văn Thưởng được Đảng phân công nhiệm vụ mới.

10. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X (năm 2012)

Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14/12/2012 tại Hà Nội. Dự đại hội có 999 đại biểu đại diện cho hơn 23 triệu cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 151 đồng chí, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

Đại hội đã nêu cao khẩu hiệu “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội đã quyết định tiếp tục triển khai 2 phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” (có điều chỉnh, bổ sung các nội dung của hai phong trào để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới) nhằm tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn của thanh niên tham gia thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X là Đại hội của khát vọng tuổi trẻ. Những quyết định của Đại hội thể hiện ý chí và khát vọng cao đẹp của tuổi trẻ Việt Nam được đem tài năng, sức trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước. Đại hội đặc biệt đề cao tính hành động, thiết thực, hiệu quả trong triển khai chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng, khẳng định vai trò to lớn của tuổi trẻ Việt Nam đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong các thời kỳ cách mạng và trong nhiệm kỳ qua. Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Thanh niên mạnh thì dân tộc mới mạnh” và “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc”. Tổng Bí thư cũng chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm của công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay; bày tỏ mong muốn mỗi thanh niên và tổ chức Đoàn cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò và sứ mệnh của mình, có “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn”, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong tình hình mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong nhiệm kỳ Đại hội, công tác giáo dục luôn được coi trọng, nội dung, phương thức tiếp tục được đổi mới. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai thực hiện Đề án và Chương trình hành động của tổ chức Đoàn các cấp thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2030” được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Nhiều phong trào, chương trình, hoạt động tạo được sức lan tỏa, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên và được dư luận xã hội ghi nhận như: Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”, các hoạt động tuyên dương người tốt, việc tốt; các đợt sinh hoạt chính trị “Con đường cách mạng của thanh niên thời kỳ mới”“Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”“Tự hào tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh”“Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn” và Hội thi “Ánh sáng soi đường”, cuộc thi “Tự hào Việt Nam”, ngày hội “Tôi yêu Tổ quốc tôi” v.v..

Nhiều phong trào hành động cách mạng của Đoàn được triển khai mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên và tạo được hiệu ứng tốt đẹp trong cộng đồng xã hội như phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị”, các phong trào học sinh, sinh viên như: “Học sinh 3 rèn luyện”, “Khi tôi 18”, “Sinh viên 5 tốt”; hay phong trào “3 trách nhiệmSáng tạo trẻ... Phong trào “Thanh niên tình nguyện” có bước phát triển cả về chất lượng và số lượng với các hoạt động nổi bật, ý nghĩa như Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, Tiếp sức mùa thi, hiến máu tình nguyện, các hoạt động tình nguyện mùa đông, xuân tình nguyện, các hoạt động tình nguyện của y, bác sỹ trẻ, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn... Nhiều chương trình, cuộc vận động hướng về biển đảo thu hút sự quan tâm, tham gia của tuổi trẻ cả nước như: “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”, “Đồng hành với ngư dân trẻ ra khơi”... với nội dung có nhiều đổi mới, sáng tạo đã thu hút được đông đảo thanh niên tham gia, được xã hội ghi nhận, ủng hộ và đánh giá cao.

Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng tích cực tham gia vào nhiều sự kiện, hoạt động chính trị, đối ngoại quan trọng của tuổi trẻ trong khu vực và trên thế giới, góp phần vun đắp tình hữu nghị, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa thế hệ trẻ Việt Nam với các nước trên thế giới, trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc tham gia vào quá trình hội nhập của đất nước. Năm 2017, với chủ đề công tác năm “Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn”, Đoàn thanh niên các cấp đã tổ chức các hoạt động phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ hành động vì cộng đồng; thiết thực chào mừng Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ XI.

Ngày 21/4/2016, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X, đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam đã được bầu giữ chức Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa X) thay đồng chí Nguyễn Đắc Vinh được Đảng phân công nhiệm vụ mới.

11. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI (năm 2017)

Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI được tổ chức vào tháng 12/2017 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội dự kiến sẽ có 1.000 đại biểu đại diện cho hơn 23 triệu cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước.

* Đại hội dự kiến xác định Mục tiêu của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2017-2022: Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự vững mạnh, tập hợp đoàn kết đông đảo thanh niên, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nâng cao trách nhiệm phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước; có đạo đức, lối sống văn hóa, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, yêu chuộng hòa bình; có tri thức, sức khỏe, hoài bão, khát vọng vươn lên; xung kích, tình nguyện, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 * Dự kiến khẩu hiệu hành động của Đại hội là: “Tiên phong - Gương mẫu - Đoàn kết - Sáng tạo - Phát triển”

* Dự kiến các phong trào và chương trình hành động cách mạng nhiệm kỳ:

- 3 phong trào hành động cách mạng:

+ Phong trào “Thanh niên tình nguyện”;

+ Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”;

+ Phong trào “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”.

- 3 chương trình đồng hành với thanh niên:

+ Chương trình “Đồng hành với thanh niên trong học tập”;

+ Chương trình “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”;

+ Chương trình “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”.

* Dự kiến một số chỉ tiêu trọng tâm của nhiệm kỳ 2017-2022:

(1)- 100% cán bộ, đoàn viên và 80% thanh niên được học tập, quán triệt, tuyên truyền về các nghị quyết của Đảng, của Đoàn.

(2)- 100% Đoàn xã, phường, thị trấn xây dựng được ít nhất 01 mô hình, giải pháp tư vấn giúp đỡ, hỗ trợ thanh thiếu niên yếu thế.

(3)- Đoàn viên, thanh niên đề xuất 5 triệu ý tưởng, sáng kiến.

(4)- Trồng mới 30 triệu cây xanh.

(5)- Hỗ trợ vay vốn 10 nghìn tỷ đồng cho thanh niên làm kinh tế.

(6)- Hỗ trợ 01 nghìn dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên.

(7)- Tư vấn hướng nghiệp cho 10 triệu lượt thanh thiếu niên; giới thiệu việc làm cho 1,5 triệu thanh niên.

(8)- Xây dựng mới tại mỗi xã, phường, thị trấn ít nhất 01 điểm sinh hoạt, vui chơi cho thanh thiếu nhi.

(9)- Hỗ trợ, giúp đỡ 1,5 triệu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

(10)- Kết nạp 5 triệu đoàn viên, tỷ lệ đoàn kết tập hợp thanh niên đạt ít nhất 60%.

(11)- Giới thiệu 1 triệu đoàn viên ưu tú cho Đảng, trong đó phấn đấu ít nhất 700 nghìn đảng viên mới được kết nạp từ đoàn viên ưu tú.

* Dự kiến các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện giai đoạn 2017 - 2022 :

(1)- Đề án Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi.

(2)- Đề án Thanh niên khởi nghiệp.

(3)- Đề án Tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh thiếu niên.

(4)- Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới.

(5)- Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xung kích bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

(6)- Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

(7)- Đề án Phòng, chống ma túy cho thanh thiếu niên.

(8)- Đề án Nâng cao năng lực tiếng Anh cho thanh thiếu niên Việt Nam.

(9)- Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội.

(10)- Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích trẻ em.

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH NHIỆM KỲ 2012-2017

1. Công tác giáo dục

Trong nhiệm kỳ qua, công tác giáo dục luôn được coi trọng, nội dung, phương thức tiếp tục được đổi mới. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai thực hiện Đề án và Chương trình hành động của tổ chức Đoàn các cấp thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2030” được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai đồng bộ, thường xuyên, liên tục, xác định nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng thanh thiếu nhi, gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”, các hoạt động phát hiện, tuyên dương người tốt, việc tốt, liên hoan thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác được triển khai sâu rộng, đã cổ vũ, động viên, tạo động lực để thanh thiếu nhi rèn luyện, phấn đấu. Nhiều mô hình, cách làm hay được xây dựng, nhân rộng. Trong nhiệm kỳ qua, đã có 23.507 điển hình thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp tỉnh, 1.445 điển hình thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp toàn quốc được tuyên dương.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện. Việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền, học tập các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn được triển khai với nhiều hình thức sáng tạo, như: học tập trực tuyến, thi trắc nghiệm, thi tự luận trên Internet, xây dựng phim ngắn, bản đồ tư duy tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết. Các đợt sinh hoạt chính trị “Con đường cách mạng của thanh niên thời kỳ mới”, “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”, “Tự hào tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh”, “Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn” và Hội thi “Ánh sáng soi đường” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên tham gia, được dư luận xã hội ghi nhận. Trong nhiệm kỳ, trên 30 triệu lượt cán bộ, đoàn viên, thanh niên được học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, của Đoàn và lý luận chính trị.

Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận trong thanh niên trước những diễn biến phức tạp và công tác đấu tranh với những luận điệu chống phá, âm mưu, hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm vào thanh niên được chú trọng hơn.

Công tác giáo dục truyền thống được triển khai hiệu quả, thường xuyên, bám sát các sự kiện lịch sử, chính trị, văn hóa của đất nước. Các hoạt động được tổ chức theo hướng coi trọng tính giáo dục và tự giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, bồi đắp tinh thần tự hào dân tộc cho thanh thiếu nhi. Nhiều đợt sinh hoạt truyền thống, cuộc thi, chương trình được tổ chức có hiệu quả, có sức lan tỏa, tiêu biểu như: cuộc thi “Tự hào Việt Nam”, ngày hội “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, Liên hoan các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng. Các hoạt động tuyên truyền về biển, đảo được triển khai sâu rộng, thu hút gần 7,6 triệu lượt thanh thiếu nhi tham gia, tạo hiệu ứng mạnh mẽ, khơi dậy và phát huy lòng yêu nước, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc trong thanh thiếu nhi.

Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa - Uống nước nhớ nguồn”, về nguồn, chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử, văn hóa được tổ chức thường xuyên đã góp phần quan trọng giáo dục truyền thống cho thanh thiếu nhi. Đặc biệt, hằng năm “Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sỹ” được tổ chức rộng khắp tại tất cả các nghĩa trang liệt sỹ, thu hút hơn 4 triệu lượt đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia, tạo dấu ấn sâu sắc trong xã hội và các tầng lớp nhân dân.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống được triển khai thực hiện theo phương châm coi trọng việc xác định giá trị, tiêu chí, chuẩn mực trong hành vi, lối sống, ứng xử của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới” được triển khai góp phần tiếp tục định hình giá trị nhân ái, nghĩa tình, tinh thần trách nhiệm, chia sẻ với cộng đồng trong thanh niên. Tổ chức Đoàn đã phối hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức, lối sống, ứng xử văn minh, phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội và các hành vi lệch chuẩn cho học sinh, sinh viên; đồng thời chủ động tổ chức nhiều hoạt động giáo dục về nếp sống mới, giá trị văn hóa dân tộc, bài trừ các hủ tục trong thanh niên, xây dựng các mô hình lễ cưới tập thể trong thanh niên.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục được các cấp bộ đoàn phối hợp cùng các ngành chức năng triển khai thực hiện bằng nhiều phương thức sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng thanh niên, góp phần xây dựng trong đoàn viên, thanh niên ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Các cấp bộ đoàn tích cực tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp luật. Công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến được quan tâm hơn với hơn 10.000 đoàn xã, phường, thị trấn triển khai, giúp đỡ hơn 62.800 thanh thiếu niên chậm tiến.

Phương thức giáo dục của Đoàn ngày càng được đổi mới thông qua các phong trào hành động cách mạng; các đợt sinh hoạt chính trị, các diễn đàn thanh niên, đối thoại với thanh niên, các cuộc thi, hội thi; qua nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; định hướng thanh niên qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn tiếp tục phát triển, đã xây dựng được nhiều tuyến bài, đầu sách, tổ chức nhiều hoạt động sau mặt báo góp phần giáo dục lòng yêu nước, tình yêu biển, đảo, định hướng giá trị đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi. Các thiết chế văn hóa do Đoàn quản lý tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát huy hiệu quả trong công tác giáo dục thanh thiếu nhi.

2. Phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”

Nhiệm kỳ qua, phong trào tiếp tục có bước phát triển mới, thể hiện rõ nét vai trò xung kích, tinh thần tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đóng góp tích cực vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đồng thời tạo môi trường thực tiễn phong phú, rộng lớn để phát huy, rèn luyện đoàn viên, thanh niên.

Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế được thực hiện và đạt kết quả rõ nét trên các lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị và các phong trào trong từng đối tượng thanh niên. Các cấp bộ đoàn đã đảm nhận, thực hiện trên 455.000 công trình, phần việc thanh niên, hơn 2.200 dự án trong các lĩnh vực, mang lại giá trị kinh tế - xã hội cao.

Phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, các cấp bộ đoàn tập trung đăng ký, đảm nhận, thực hiện một số nội dung trọng tâm như: tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; hỗ trợ thanh niên làm kinh tế, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống sinh hoạt nông thôn; giữ gìn vệ sinh môi trường; tham gia xây dựng đời sống văn hóa. Đoàn viên, thanh niên cả nước đóng góp hàng triệu ngày công tham gia xây dựng, sửa chữa hơn 31.500 km đường giao thông nông thôn, 61.999 km kênh mương nội đồng, 2.820 nhà văn hóa, 5.255 nhà nhân ái, nhà bán trú dân nuôi.

Phong trào “Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị” được tổ chức theo phương thức lựa chọn nội dung, tổ chức thực hiện theo từng đợt cao điểm hoặc chiến dịch, gắn liền với yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm của từng địa phương. Các cấp bộ đoàn tập trung đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan đô thị, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và nếp sống văn hóa trong thanh thiếu nhi; xây dựng 393 tuyến phố (đường, hẻm) văn minh “sáng - xanh- sạch - đẹp - an toàn”.

Các cấp bộ đoàn đã xây dựng và triển khai các phong trào gắn với từng khối đối tượng thanh niên, coi trọng và phát huy nhiệm vụ chuyên môn, thế mạnh của từng khối đối tượng để vận động thanh niên thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Thanh niên trường học triển khai các phong trào thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, góp phần xây dựng xã hội học tập, phát triển nguồn nhân lực trẻ. Công chức, viên chức trẻ thi đua triển khai phong trào “3 trách nhiệm”, tích cực tham gia cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thanh niên công nhân thi đua lao động, sản xuất, tích cực rèn luyện tay nghề, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn lao động. Lực lượng thanh niên xung phong đã đảm nhận, triển khai thực hiện 12 dự án Làng Thanh niên lập nghiệp khu vực biên giới, xã đặc biệt khó khăn và 270 cầu giao thông nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên. Đội ngũ doanh nhân trẻ đã vượt qua khó khăn, tiếp tục đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Cuộc vận động “Thanh niên Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai với một số mô hình, cách làm hay như đưa hàng Việt về nông thôn, đến các khu vực có đông thanh niên công nhân.

Các hoạt động hội nhập quốc tế thanh niên được tăng cường, tập trung trong doanh nhân trẻ, trí thức trẻ, học sinh, sinh viên. Các cấp bộ đoàn biên soạn, cung cấp thông tin hội nhập; tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng hội nhập, các hoạt động giao lưu thanh niên, tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người Việt Nam; thành lập và duy trì hoạt động hơn 1.000 câu lạc bộ ngoại ngữ, góp phần rèn luyện bản lĩnh, tâm thế, tác phong, ứng xử của thanh niên trong hội nhập trên nền tảng văn hóa dân tộc.

Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng được triển khai sâu rộng với hình thức phong phú, đa dạng. Phong trào “Thanh niên tình nguyện” có bước phát triển, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của xã hội, với trên 16 triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia. Trong nhiệm kỳ, Đoàn đã tham mưu với Đảng triển khai Năm Thanh niên tình nguyện 2014, tạo bước chuyển mới và khẳng định ý nghĩa, hiệu quả từ các hoạt động tình nguyện của thanh niên, được xã hội quan tâm, ủng hộ.

Nội dung của phong trào được triển khai có trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ, gồm: Tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bão lũ, tiếp sức mùa thi, tiếp sức người bệnh, hiến máu tình nguyện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh.

Phương thức tổ chức phong trào được đổi mới theo hướng triển khai các chương trình, chiến dịch, hoạt động trong các đối tượng thanh niên. Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè được triển khai với 1 chương trình (Tiếp sức mùa thi) và 4 chiến dịch (Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ, Kỳ nghỉ hồng, Hành quân xanh). Tình nguyện mùa đông, Xuân tình nguyện được mở rộng. Các hoạt động tình nguyện tại chỗ, tình nguyện thường xuyên, tình nguyện quốc tế được triển khai gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng quần chúng nhân dân, trong đó, thanh niên luôn giữ vai trò nòng cốt. Các hoạt động tình nguyện đột xuất tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ứng cứu tai nạn giao thông được triển khai kịp thời, được dư luận xã hội ghi nhận.

Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được chú trọng và triển khai đồng bộ. Tổ chức Đoàn các cấp đã phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên giáo dục cho đoàn viên, thanh niên về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ý thức cảnh giác cách mạng; phát huy vai trò xung kích của thanh niên tham gia thực hiện nghĩa vụ quốc phòng an ninh. Đồng thời, tích cực tham gia công tác tuyển quân và thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo” được thực hiện hiệu quả với nhiều giải pháp thiết thực, như: tổ chức các hoạt động kết nghĩa giữa Đoàn Thanh niên các địa phương với Đoàn Thanh niên, đơn vị quân đội nơi biên giới, hải đảo; thực hiện các công trình, hành trình, hoạt động vì chủ quyền biên giới, biển đảo. Cuộc vận động đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia và tạo sự lan tỏa cao trong xã hội. Năm năm qua, các cấp bộ đoàn đã vận động ủng hộ cán bộ, chiến sỹ, thanh thiếu nhi và nhân dân vùng biên giới, hải đảo với tổng giá trị trên 215 tỷ đồng.

Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được các cấp bộ đoàn phối hợp thực hiện thường xuyên, hiệu quả, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Các hoạt động tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đạt kết quả rõ nét với trên 37.000 đợt ra quân tuyên truyền về an toàn giao thông, thu hút trên 4 triệu lượt thanh thiếu nhi và nhân dân tham gia; triển khai nhiều mô hình thanh niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tổ chức 46 đội thanh niên tình nguyện sơ, ứng cứu nhanh tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

Phong trào thi đua “Thanh niên Quân đội vươn tới những đỉnh cao”, “Thanh niên Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” được triển khai liên tục, rộng khắp và hiệu quả. Các nhóm nội dung và giải pháp của từng phong trào đã được thực hiện ngày càng chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ với nhiều hoạt động phong phú mang lại giá trị hữu ích trong công việc và cuộc sống. Điểm nổi bật là phong trào “Sáng tạo trẻ” được tập trung triển khai trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Năm năm qua, đoàn viên, thanh niên đã có hàng chục nghìn sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống; tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Các cấp bộ đoàn triển khai nhiều giải pháp trong xây dựng phong trào, tổ chức các hoạt động tạo môi trường cổ vũ, phát huy tinh thần sáng tạo của đoàn viên, thanh niên như: phong trào “Thanh niên Quân đội tiến quân vào khoa học và công nghệ”, chương trình “Tuổi trẻ Công an nhân dân tiến quân vào khoa học công nghệ”; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; các hội thi tay nghề trong công nhân và lao động trẻ; hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành y; hội nghị khoa học sinh viên, giảng viên trẻ các trường đại học, cao đẳng khối ngành nông - lâm - ngư - thủy lợi, y - dược, kinh tế, xây dựng, công nghệ.

Các cuộc thi, giải thưởng sáng tạo trẻ tiếp tục được mở rộng, tạo môi trường, động lực cho thanh thiếu nhi thi đua sáng tạo. Năm năm qua, các cuộc thi Tin học trẻ, Tin học khối cán bộ, công chức trẻ, Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng, Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo đã thu hút hơn 2.100 thí sinh với gần 3.000 ý tưởng sáng tạo, đề tài tham gia cấp toàn quốc, hàng chục nghìn thí sinh tham gia dự thi cấp tỉnh. Liên hoan Sáng tạo trẻ, Tuổi trẻ sáng tạo; Giải thưởng Quả cầu vàng, Euréka, Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực kỹ thuật đã thu hút hơn 7.600 công trình, đề tài, sản phẩm sáng tạo tham gia, trong đó gần 1.600 công trình, đề tài, sản phẩm sáng tạo được tuyên dương, trao giải.

Các cấp bộ đoàn đã có nhiều cố gắng, chủ động tham gia có hiệu quả vào công tác tài năng trẻ. Các hình thức câu lạc bộ, cuộc thi, giải thưởng dành cho tài năng trẻ, gương mặt trẻ ngày càng đa dạng. Các hoạt động phát hiện, biểu dương, tôn vinh, hỗ trợ tài năng trẻ được quan tâm tổ chức ở các cấp. Hệ thống cơ sở dữ liệu tài năng trẻ Việt Nam được xây dựng ở cấp Trung ương.

Xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động thiết thực, tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội. Các cấp bộ đoàn đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, thanh thiếu nhi nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đoàn đã vận động và tổ chức cho hơn 5 triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, trồng hơn 22 triệu cây xanh, chăm sóc hơn 2.000 ha rừng, thành lập 14.196 câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm thanh niên bảo vệ môi trường. Các hoạt động vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ dòng sông quê hương được triển khai đa dạng. Ngày Chủ nhật xanh, các đợt ra quân cao điểm hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, chiến dịch “Hãy làm sạch biển”, các hoạt động tham gia khắc phục sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung được tổ chức với quy mô rộng, thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Nhiều mô hình can thiệp tại cộng đồng trong bảo vệ môi trường được nhân rộng như: xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; di dời nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi không hợp vệ sinh ra xa nơi ở; xây lò đốt rác thải; thu gom xử lý rác thải; giữ sạch cánh đồng quê hương.

Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu đạt được một số kết quả cụ thể. Các cấp bộ đoàn vận động đoàn viên, thanh niên đóng góp ngày công xây dựng chòi tránh lũ cho hộ nghèo, gia đình chính sách khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; tổ chức các đội hình thanh niên xung kích tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu. Các cấp bộ đoàn đã huy động hàng triệu ngày công của thanh niên, vận động các nguồn lực xã hội với giá trị gần 21 tỷ đồng, triển khai nhiều công trình, phần việc cụ thể hỗ trợ nhân dân khắc phục tình trạng hạn hán ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và xâm nhập mặn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Nhiệm kỳ qua, phong trào được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết ngày càng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của thanh niên, huy động được các nguồn lực xã hội hỗ trợ thanh niên trong học tập, lập thân, lập nghiệp, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần, phát triển kỹ năng xã hội.

Đồng hành với thanh niên trong học tập, các cấp bộ Đoàn, Hội tổ chức thường xuyên các hoạt động tạo môi trường, điều kiện để thanh niên học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng môi trường học đường lành mạnh. Tập trung triển khai và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ học thuật, các sân chơi, ngày hội, diễn đàn trực tuyến giúp học sinh, sinh viên trang bị phương pháp học tập, kỹ năng thực hành, tư duy sáng tạo. Tổ chức các hội thảo, hội nghị, diễn đàn nghiên cứu khoa học, hỗ trợ sinh viên, giảng viên trẻ đảm nhận các đề tài nghiên cứu khoa học. Trung bình mỗi năm, các cấp bộ đoàn khối trường học hỗ trợ triển khai 18.000 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có khoảng 5.000 đề tài được tuyên dương. Các quỹ khuyến học, khuyến tài, giải thưởng, học bổng dành cho học sinh, sinh viên tiếp tục được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng, trong năm năm qua đã cấp học bổng cho gần 780.000 lượt học sinh, sinh viên với tổng giá trị trên 792 tỷ đồng.

Các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đến trường được tổ chức thông qua chương trình “Tiếp sức đến trường” với các hoạt động như xây nhà bán trú dân nuôi, các điểm trường, trường học cho học sinh vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ sinh viên vay vốn tín dụng học tập, trao tặng sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh đã bỏ học và có nguy cơ bỏ học trở lại trường. Qua chương trình đã xây dựng được 38 trường đẹp cho em, nhà bán trú cho em trị giá 11,3 tỷ đồng, gần 500.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp sức đến trường.

Các cấp bộ đoàn đã tích cực hỗ trợ, khuyến khích thanh niên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các hình thức như: các cuộc thi tin học trong công chức, viên chức trẻ, các cuộc thi tay nghề, thợ giỏi trong thanh niên công nhân tại các địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, cung cấp các thông tin về đào tạo, hội thảo trong và ngoài nước.

Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm, các cấp bộ đoàn chú trọng tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư vấn, hỗ trợ thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm. Công tác tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên, đặc biệt trong học sinh phổ thông được thực hiện với nhiều hình thức với hơn 8 triệu lượt thanh niên, học sinh được tư vấn, hướng nghiệp.

Trong nhiệm kỳ, toàn Đoàn đã tham gia dạy nghề cho hơn 420.000 thanh niên, giới thiệu việc làm cho hơn 2 triệu thanh niên, tập trung cho bộ đội xuất ngũ, sinh viên, thanh niên khuyết tật, thanh niên hoàn lương. Phối hợp với nhiều bộ, ngành tổ chức các hội thi tay nghề, thao diễn kỹ thuật cho thanh niên công nhân; tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ thanh niên nông thôn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế. Hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển sản xuất được thực hiện hiệu quả. Hiện nay, nguồn Quỹ Quốc gia về việc làm cho thanh niên vay hơn 72 tỷ đồng, đang triển khai thực hiện tại 61 tỉnh, thành đoàn với 1.420 dự án, giải quyết việc làm cho 3.300 lao động; dư nợ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội trong hệ thống Đoàn thanh niên đạt gần 20.250 tỷ đồng với 841.000 hộ vay. Các cấp bộ đoàn xây dựng trên 14.000 mô hình thanh niên phát triển kinh tế giỏi, 356 hợp tác xã thanh niên và gần 1.200 tổ hợp tác thanh niên phát triển kinh tế; vận động thanh niên liên kết sản xuất kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm làm giàu chính đáng.

Các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bước đầu được tổ chức đa dạng. Triển khai chương trình “Thanh niên khởi nghiệp”, các cấp bộ đoàn tổ chức các hoạt động truyền thông về khởi nghiệp; tổ chức các cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên; tổ chức tư vấn, hỗ trợ thông tin, kiến thức, kỹ năng và vốn cho thanh niên khởi nghiệp.

Các trung tâm dịch vụ việc làm, dạy nghề giới thiệu việc làm, giáo dục nghề nghiệp của Đoàn có nhiều cố gắng trong hoạt động. Một số trung tâm đã chủ động đổi mới, tăng cường liên kết, phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị đào tạo và tuyển dụng lao động. Hoạt động tham gia xây dựng và giám sát việc thực thi các chính sách về nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên được kiên trì thực hiện.

Đồng hành với thanh niên nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần được triển khai rộng khắp. Phong trào thể thao quần chúng được tổ chức sôi nổi ở cơ sở. Nhiều hoạt động thể thao có uy tín xã hội tiếp tục được đầu tư, nâng cao chất lượng Các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội trong thanh niên ngày càng được quan tâm.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ được triển khai đa dạng; nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn được tổ chức, có sức lan tỏa. Các hoạt động chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, đồng hành với thanh niên công nhân được tăng cường, bước đầu hỗ trợ được một bộ phận thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Các cấp bộ đoàn tổ chức nhiều chương trình hát các ca khúc cách mạng, ca khúc mới viết về thanh niên.

Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí của Đoàn được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ thanh niên nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần.

Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội được tiếp tục quan tâm chỉ đạo. Các cấp bộ đoàn tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về kỹ năng thực hành xã hội cho thanh niên. Tổ chức Đoàn xây dựng chương trình, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ nòng cốt về kỹ năng xã hội; tổ chức các lớp huấn luyện, trại huấn luyện kỹ năng xã hội cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tạo môi trường để thanh niên rèn luyện kỹ năng thông qua các phong trào, chương trình, các hoạt động trải nghiệm thực tiễn. Các trung tâm, cung, nhà văn hóa thanh niên đã tổ chức nhiều hoạt động, xây dựng nhiều mô hình giáo dục kỹ năng xã hội cho thanh niên.

4. Xây dựng Đoàn vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên

Nâng cao chất lượng đoàn viên: Các cấp bộ đoàn đã thực hiện một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đoàn viên mới kết nạp. Trong nhiệm kỳ, toàn Đoàn đã kết nạp hơn 5 triệu đoàn viên mới. Hiện nay, toàn Đoàn có hơn 6,4 triệu đoàn viên. Chương trình “Rèn luyện đoàn viên” được sửa đổi phù hợp hơn với từng đối tượng, kiên trì triển khai thực hiện, gắn rèn luyện đoàn viên với đánh giá chất lượng đoàn viên, qua đó nâng cao hơn nhận thức và tinh thần tự rèn luyện của đoàn viên. Một số giải pháp về quản lý đoàn viên ở cơ sở được nghiên cứu, triển khai đạt kết quả bước đầu như: khuyến khích đoàn viên sinh hoạt nơi cư trú, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đoàn viên. Với những cố gắng của các cấp bộ đoàn, tỷ lệ đoàn viên trung bình, yếu giảm 4,2% so với đầu nhiệm kỳ.

Nâng cao chất lượng chi đoàn, Đoàn cơ sở: Hiện nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có 44.454 Đoàn cấp cơ sở, 267.495 chi đoàn. Trong nhiệm kỳ qua, các cấp bộ đoàn triển khai nhiều giải pháp xây dựng “Chi đoàn mạnh” với 3 tiêu chí (tư tưởng chính trị; phong trào, hoạt động; tổ chức); triển khai một số mô hình sinh hoạt đoàn phù hợp với khu vực địa bàn dân cư như chi đoàn liên kết 3 chi, chi đoàn 4 chủ động, chi đoàn chủ động công tác. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành Kết luận số 10-KL/TWĐTN-BTC ngày 29/7/2014 về “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đoàn viên và hoạt động của chi đoàn tại địa bàn dân cư”. Nội dung và hình thức sinh hoạt chi đoàn từng bước đổi mới theo hướng linh hoạt, đảm bảo nguyên tắc, phù hợp với điều kiện học tập, công tác của đoàn viên. Kết quả, tỷ lệ chi đoàn xếp loại vững mạnh tăng 3,92%, xếp loại yếu giảm 0,37% so với đầu nhiệm kỳ; chi đoàn cơ sở xếp loại yếu giảm 0,45% so với đầu nhiệm kỳ.

 Thực hiện phương châm tập trung cho cơ sở, các cấp bộ đoàn đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp và chỉ đạo thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, củng cố, nâng cao chất lượng Đoàn cơ sở. Một số chủ trương mới được triển khai góp phần nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở như: thí điểm nhiệm kỳ đại hội đoàn tại một số khu vực đặc thù tại 19 tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc; xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước; củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đoàn tại địa bàn dân cư… Kết quả phân loại cho thấy, tỷ lệ đoàn cơ sở xếp loại xuất sắc tăng 5,1%, xếp loại yếu giảm 1,44% so với đầu nhiệm kỳ. Công tác phát triển tổ chức Đoàn, Hội ở khu công nghiệp, khu chế xuất, trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước được các cấp bộ đoàn quan tâm chỉ đạo, đã thành lập mới trên 2.400 tổ chức cơ sở đoàn.

Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới: Thực hiện Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các cấp bộ đoàn đã tăng cường phát huy dân chủ, công tác quy hoạch cán bộ được quan tâm, lựa chọn cán bộ đúng tiêu chuẩn, khách quan. Công tác quản lý, sử dụng cán bộ đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định. Công tác luân chuyển cán bộ được tiến hành thường xuyên, thực hiện luân chuyển từ trên xuống, từ dưới lên, luân chuyển sang các ngành và các địa phương. Trong nhiệm kỳ, có 11.963 cán bộ đoàn được luân chuyển, bố trí công tác khác, 961 cán bộ đoàn được luân chuyển trong hệ thống. Cán bộ đoàn từ phó bí thư đoàn cấp huyện trở lên đều có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, trong đó phần lớn có trình độ đại học.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được đổi mới theo hướng chuẩn hóa chức danh, thí điểm đào tạo lãnh đạo trẻ. Trong nhiệm kỳ, các cấp bộ đoàn đã tổ chức 14.900 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho 920.910 cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam ngày càng phát huy tốt vai trò trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn các cấp. Đặc biệt, nhiệm kỳ qua, thực hiện Chỉ thị 01 CT/TWĐTN của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, việc rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ đoàn được các cấp bộ đoàn xác định là nhiệm vụ trọng tâm với quy định 8 điều cán bộ đoàn nên làm và 8 điều cán bộ đoàn không nên làm, bước đầu tạo chuyển biến tích cực. Giải thưởng Lý Tự Trọng, các hội thi cán bộ đoàn giỏi ở các cấp đã tuyên dương hàng nghìn lượt cán bộ đoàn.

Công tác đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vào các chức danh lãnh đạo được các cấp bộ đoàn triển khai chặt chẽ đúng quy trình, đảm bảo tiêu chuẩn, độ tuổi theo quy định của Đảng và của Đoàn về công tác cán bộ. Chế độ, chính sách cho cán bộ đoàn cấp cơ sở được bảo đảm. Một số tỉnh, thành đoàn đã tham mưu cho tỉnh, thành ủy ban hành các chế độ, chính sách dành cho cán bộ đoàn các cấp.

Công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên: Trong nhiệm kỳ qua, vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức thành viên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được tăng cường. Nội dung, phương thức đoàn kết, tập hợp thanh niên ngày càng phong phú, có nhiều đổi mới, hướng tới nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của thanh niên, trong đó các hình thức tập hợp thanh niên qua các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm, tập hợp thanh niên theo sở thích, chuyên môn là những phương thức chủ yếu. Các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích của thanh niên, hỗ trợ, chăm lo cho thanh niên công nhân, thanh niên khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo… được quan tâm, chú trọng hơn. Tập hợp thanh niên học tập, công tác, lao động ở nước ngoài có chuyển biến tích cực.

Các tổ chức của thanh niên do Đoàn làm nòng cốt chính trị tiếp tục có bước phát triển, mở rộng tầm ảnh hưởng, triển khai hiệu quả nhiều phong trào, cuộc vận động qua đó thu hút, tập hợp rộng rãi thanh niên. Hiện nay, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam có trên 9,9 triệu hội viên; Hội Sinh viên Việt Nam có hơn 1,2 triệu hội viên; Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam có gần 9.000 hội viên; Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam có trên 80.000 hội viên; đã thành lập câu lạc bộ Thanh niên Khuyết tật Việt Nam, câu lạc bộ Nghệ sỹ trẻ trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; tỷ lệ tập hợp thanh niên đạt trên 53%.

Công tác kiểm tra, giám sát: Nhiệm kỳ qua, công tác kiểm tra, giám sát được quan tâm. Nhận thức của các cấp bộ đoàn và cán bộ đoàn về vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát được nâng lên. Nội dung kiểm tra, giám sát bám sát với thực tiễn công tác; hình thức kiểm tra, giám sát có đổi mới; quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ và khoa học hơn. Thông qua kiểm tra, giám sát đã góp phần giúp các cấp bộ đoàn đánh giá chính xác hơn thực trạng tổ chức, phát hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả để tham mưu nhân rộng, đồng thời giữ vững kỷ cương, nguyên tắc tổ chức của Đoàn.

Công tác kiểm tra định kỳ được duy trì, kiểm tra theo chuyên đề, đột xuất được đẩy mạnh. Kiểm tra, giám sát việc thi hành Điều lệ, nghị quyết, chủ trương công tác của Đoàn được tiến hành thường xuyên và hiệu quả hơn. Trong nhiệm kỳ, Đoàn cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đã tiến hành 561.000 lượt kiểm tra, giám sát.

Công tác kỷ luật và thi hành kỷ luật của Đoàn được các cấp bộ đoàn thực hiện nghiêm túc. Trong nhiệm kỳ, Đoàn cấp trung ương và cấp tỉnh đã xử lý và chuyển đơn đến các cơ quan chức năng có thẩm quyển xem xét theo quy định 175 đơn, thư khiếu nại, tố cáo; xem xét, xử lý và thi hành kỷ luật 988 trường hợp.

Triển khai Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị, các cấp bộ đoàn tham gia rà soát việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng và cựu thanh niên xung phong; giám sát việc thực hiện chính sách về nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên, việc thực hiện Quy chế cán bộ Đoàn, Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam, chế độ chính sách cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Trong nhiệm kỳ, Trung ương Đoàn và Đoàn cấp tỉnh đã tổ chức 224 đoàn giám sát tại 346 đơn vị.

5. Công tác phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng

Nhiệm kỳ qua, công tác phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp được triển khai với nhiều giải pháp tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và thực hiện trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, thanh niên.  

Các cấp bộ đoàn chú trọng định hướng giáo dục truyền thống, hình thành nhân cách cho thiếu nhi thông qua các phong trào, chương trình của thiếu nhi do tổ chức Đội phát động như: phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”, chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”. Công tác xây dựng Đội có chuyển biến tích cực, Hội đồng Đội các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn, phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Trong nhiệm kỳ, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh kết nạp mới hơn 7,1 triệu đội viên. Hiện nay, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có gần 7,8 triệu đội viên. Chương trình “Rèn luyện đội viên” có sự đổi mới, đạt những chuyển biến rõ nét. Công tác phát triển tổ chức Đội trong các trường ngoài công lập, các trường có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại một số địa phương. Các cấp bộ Đoàn, Đội làm tốt công tác tuyên dương, nhân rộng gương điển hình thiếu nhi học tập tốt, rèn luyện tốt. Nhiệm kỳ qua, cả nước có hơn 33 triệu lượt thiếu niên, nhi đồng đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” các cấp. Công tác bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ phụ trách và chỉ huy đội được chú trọng với các hình thức: Trại huấn luyện Kim Đồng, lớp tập huấn gắn với triển khai chương trình công tác Đội đầu năm học, thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi, duy trì sinh hoạt câu lạc bộ phụ trách thiếu nhi.

Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” là chủ trương trọng tâm, xuyên suốt trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng của Đoàn các cấp với nhiều nội dung được triển khai hiệu quả. Tiêu biểu như: chăm lo, giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; thực hiện các công trình thanh niên phục vụ học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh; các diễn đàn, đối thoại; xây dựng các câu lạc bộ sở thích, câu lạc bộ học tập, các mô hình giáo dục kỹ năng; các chương trình sinh hoạt hè... Thông qua đó góp phần giúp thiếu niên, nhi đồng phát triển toàn diện. Trong nhiệm kỳ, các cấp bộ đoàn đã giúp đỡ trên 3,2 triệu lượt thiếu niên, nhi đồng với hơn 123.000 công trình vì đàn em được triển khai, trị giá 295 tỷ đồng. Các hoạt động phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong xây dựng, triển khai thực hiện Luật Trẻ em được quan tâm, chú trọng.

Công tác tham mưu, phối hợp của Đoàn các cấp trong đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các thiết chế văn hóa phục vụ thiếu nhi được quan tâm. Hệ thống Nhà thiếu nhi cấp tỉnh, cấp huyện được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động. Công tác phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp với ngành Giáo dục Đào tạo và các ngành chức năng trong công tác phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.

6. Công tác quốc tế thanh niên

Nhiệm kỳ qua, công tác quốc tế thanh niên tiếp tục được mở rộng, đổi mới, có bước phát triển về chiều sâu, chất lượng được nâng lên, đóng góp tích cực vào thành công chung của công tác đối ngoại nhân dân. Trong nhiệm kỳ, Trung ương Đoàn tổ chức được gần 500 hoạt động giao lưu quốc tế thanh thiếu nhi với sự tham gia của gần 10.000 thanh thiếu nhi Việt Nam và quốc tế; Đoàn cấp tỉnh tổ chức được hơn 600 hoạt động giao lưu quốc tế thanh thiếu nhi.

Quan hệ hữu nghị truyền thống với các tổ chức thanh niên các nước láng giềng được đặc biệt chú trọng, phát triển cả về quy mô và chất lượng. Liên hoan Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam năm 2016 với sự tham gia của 1000 đại biểu thanh niên Trung Quốc. Lần đầu tiên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào giai đoạn 2017-2022, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam với Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia; tổ chức thành công Hội nghị hợp tác thanh niên ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia tại Việt Nam; tổ chức “Hành trình theo dấu chân lãnh tụ” theo sáng kiến của Việt Nam. Công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào và Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia được tăng cường theo hướng ngày một thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của hai bên trong hợp tác. Các tỉnh đoàn giáp biên, thành đoàn, đoàn trực thuộc định kỳ tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác thanh niên với các nước láng giềng.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã thể hiện trách nhiệm, vai trò tích cực trong các hoạt động của Liên đoàn Thanh niên dân chủ Thế giới; có những đóng góp quan trọng trong việc trao đổi, xây dựng chính sách thanh niên và mô hình hợp tác thanh niên khu vực ASEAN, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình hợp tác thanh niên trong khu vực ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương; đồng thời nỗ lực mở rộng quan hệ với các đối tác mới trên nhiều lĩnh vực, địa bàn mới.

Công tác tuyên truyền đối ngoại được tăng cường. Công tác thanh niên ngoài nước được đẩy mạnh, chú trọng kết nối, định hướng, thành lập tổ chức Đoàn, Hội ở ngoài nước, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác đối với các tổ chức Đoàn, Hội thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài.

7. Công tác tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, xây dựng chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội

Các cấp bộ đoàn đã nghiêm túc tổ chức quán triệt, triển khai trong cán bộ đoàn, đoàn viên, tuyên truyền trong thanh niên về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, Chỉ thị số 03 và 05 của Bộ Chính trị với hình thức, cách làm phong phú, có nhiều đổi mới. Đoàn đã tích cực tham mưu với Đảng sơ kết Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, tham mưu ban hành và triển khai Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2030”. Công tác tham mưu của Đoàn với Đảng, đề xuất với chính quyền các cấp đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi triển khai công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Các cấp bộ đoàn tập trung thực hiện nhiều giải pháp bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp; đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Trong nhiệm kỳ qua, Đoàn đã giới thiệu 1.102.789 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, trong đó 654.714 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng, chiếm 66,1% tổng số đảng viên mới kết nạp.

Đoàn đã giới thiệu cán bộ có chất lượng, trưởng thành qua thực tiễn cơ sở để tạo nguồn cán bộ trẻ cho cấp ủy đảng, chính quyền. Tỷ lệ cán bộ đoàn tham gia cấp ủy đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020, tham gia Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 cao, với 11.380 cán bộ đoàn trúng cử vào cấp ủy đảng cùng cấp, 9.888 cán bộ đoàn trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Đoàn tích cực góp ý các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên, trong đó tập trung tham gia xây dựng Luật Thanh niên (sửa đổi, bổ sung), Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và một số chính sách mới. Chủ động triển khai Nghị quyết liên tịch với Chính phủ, định kỳ hằng năm có báo cáo, đánh giá, đề xuất nội dung mới với Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức Đoàn đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từng bước thực hiện có hiệu quả Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI).

8. Đổi mới phương thức chỉ đạo của Đoàn

Nhiệm kỳ qua, phương thức chỉ đạo của Đoàn có nhiều đổi mới. Ban Chấp hành Đoàn các cấp đã thực hiện tốt vai trò cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Công tác tham mưu, chỉ đạo của Đoàn sáng tạo, quyết liệt. Chủ trương tập trung về cơ sở, chăm lo giải quyết những vấn đề bức thiết của thanh niên và công tác đoàn được thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống.

Việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương công tác của Trung ương Đoàn và Đoàn cấp tỉnh có đổi mới. Nhiều nội dung công tác lớn được ban hành sớm ngay đầu nhiệm kỳ để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X. Các chương trình phối hợp với các ngành, tổ chức kinh tế, xã hội trong giáo dục, bồi dưỡng, chăm lo và phát huy thanh niên được mở rộng, nâng cao chất lượng, qua đó tạo cơ chế, nguồn lực triển khai công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Việc tổ chức giao lưu, đối thoại giữa cán bộ đoàn chủ chốt với thanh thiếu nhi được tăng cường. Phong cách làm việc và phương pháp công tác, phương pháp đi cơ sở của cán bộ đoàn có chuyển biến tích cực. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, thông tin, báo cáo trong hệ thống Đoàn được tăng cường. Công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện kịp thời, hướng tới các đối tượng trực tiếp lao động sản xuất, thanh thiếu niên có hành động dũng cảm, cán bộ đoàn ở cơ sở. Bộ tiêu chí đánh giá công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi được điều chỉnh hằng năm, ngày càng sát thực tiễn hơn, có tính định hướng rõ hơn, tạo thuận lợi cho cơ sở trong triển khai thực hiện.

***

Năm năm qua, với những nỗ lực, cố gắng của các cấp bộ đoàn và đội ngũ cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X đã được thực hiện thành công, tạo ra những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các mặt công tác.

Việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội và các nghị quyết, chủ trương công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn trong nhiệm kỳ 2012-2017 đã tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy phong trào thanh thiếu nhi phát triển. Nội dung, phương thức giáo dục không ngừng được đổi mới. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng có nhiều nét mới; giáo dục đạo đức, lối sống được tăng cường. Phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ có bước phát triển, đã phát huy vai trò, trách nhiệm, tính xung kích, tình nguyện, sáng tạo của Đoàn, của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đảm nhận thực hiện các việc khó, việc mới, các nhiệm vụ phát sinh. Công tác xây dựng Đoàn được chú trọng, tích cực tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và công tác quốc tế thanh niên được tăng cường. Những quyết tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn đã mang lại những bước tiến mới về lý luận và thực tiễn. Hoạt động của Đoàn được đoàn viên thanh niên đón nhận, cấp ủy đảng và chính quyền đồng tình ủng hộ, các lực lượng xã hội đánh giá cao. Uy tín và vị thế chính trị của tổ chức Đoàn trong thanh thiếu nhi và xã hội tiếp tục được nâng lên. Những kết quả đó tiếp tục là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam trong thời gian tới.

TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Các tin khác
Xem tin theo ngày