Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.097.764
Truy cập hiện tại 993 khách
Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010: Chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn
Ngày cập nhật 12/11/2010
Cải cách hành chính trong những năm tới cần được thiết kế “vừa sức” hơn

Báo cáo kết quả thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Bộ Nội vụ cho biết, cải cách hành chính nhà nước vẫn còn chậm so với yêu cầu, hiệu quả còn chưa cao, chưa đạt được mục tiêu chung là đến năm 2010 xây dựng được một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp hiện đại.

Mục tiêu không đạt

Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (CCHC) Đinh Duy Hoà cho rằng, dù CCHC đã được triển khai toàn diện trên các nội dung như: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính... đã đạt được những kết quả khá tích cực, tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận, tuy nhiên nền hành chính của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế yếu kém; còn tụt hậu và có nguy cơ tụt hậu hơn nữa so với nền hành chính của các nước trong khu vực và trên thế giới.


          Đối với hệ thống thể chế, pháp luật, nhất là thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc. Không ít yêu cầu và định hướng chính sách cần thể hiện trong thể chế, luật pháp chưa được xác định rõ ngay từ đầu nên gây khó khăn trong quá trình cụ thể hoá thành các quy định. Vẫn còn không ít tình trạng khi ban hành văn bản pháp quy thường giành phần thuận lợi cho cơ quan quản lý, không tính hết những khó khăn vướng mắc của người dân và doanh nghiệp. Nhiều thể chế chưa đủ rõ ràng, chồng chéo, không sát thực tế. Ngoài ra việc một bộ phận cán bộ, công chức quan liêu, có những hành vi tiêu cực đã làm nảy sinh nhiều thủ tục gây rắc rối, phiền hà cho người dân.

 

          Điểm nghẽn nhất trong quá tổng thể cải cách hành chính suốt 10 năm qua theo ông Hoà là việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Đội ngũ CBCC chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Nhìn chung, trình độ của đội ngũ CBCC chưa được chuyên môn hoá cao, kĩ năng hành chính yếu, năng lực tổng hợp, phân tích đề xuất các vấn đề về thể chế, cơ chế chính sách còn hạn chế, tình trạng vừa thừa vừa thiếu cán bộ đã trở thành phổ biến

Cải cách hành chính cần “vừa sức” hơn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả cải cách không đáp ứng được yêu cầu, chẳng hạn, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, các bộ, ban, ngành đôi khi chưa đồng bộ, chồng chéo nhau, tính ổn định không cao. Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan trung ương và địa phương trong qúa trình thực hiện nên khiến tiến trình cải cách chậm lại. Chế độ đãi ngộ và tiền lương chung của cả nước chưa theo kịp những biến động của nền kinh tế thị trường, chưa tạo ra động lực thu hút, thúc đẩy hoạt động của CBCC để họ tích cực đẩy nhanh tiến trình cải cách. Người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa kiên quyết trong chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách...


          Phải tìm được những nguyên nhân cội rễ để có hướng đi đúng trong cải cách hành chính 10 năm tiếp theo, Vụ trưởng vụ CCHC, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Huỳnh Công nhận định. Theo ông Công, mục tiêu cải cách trong những năm tới cần được thiết kế “vừa sức” hơn, trước tránh trường hợp ôm đồm quá nhiều mục tiêu, đến khi tổng kết chẳng mục tiêu nào đạt. Ngoài ra, kết quả tổng thể cải cách 10 năm qua không đạt mục tiêu nếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là do sự điều hành, chỉ đạo chưa kiên quyết, chưa quyết tâm dứt bỏ với cái cũ cái lỗi thời đã gắn bó với chúng ta bao đời nay cũng cần chỉ rõ để đúc rút kinh nghiệm trong những năm tiếp theo.


          Tại sao cả hệ thống chính trị vào cuộc vậy mà kết quả của quá trình cải cách vẫn chưa cao. Theo GS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng, Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, dù chúng ta đang có cảm giác nền hành chính đang được cải cách đúng hướng, theo hướng phục vụ nhân dân nhưng rõ ràng người dân vẫn chưa phải là “thượng đế” và các cơ quan công quyền vẫn chưa nhận rõ vai trò của mình là “nhà cung ứng”. Cần lắng nghe ý kiến của nhân dân để rõ nhất những vướng mắc mà họ đang gặp phải, đó là căn cứ để những “công bộc” của nhân dân tìm chính sách, cách làm hiệu quả nhất.

HMT- theo http://daidoanket.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày