Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.098.700
Truy cập hiện tại 1.185 khách
Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh: Kiêm nhiệm hay chuyên trách?
Ngày cập nhật 13/10/2010

Trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh, vấn đề được bàn thảo nhiều nhưng vẫn chưa có sự thống nhất, đó là bố trí chức danh Chủ tịch HĐND và lãnh đạo các ban HĐND hoạt động kiêm nhiệm, chuyên trách như thế nào cho phù hợp. Điều này rất cần được quan tâm, nhất là khi một nhiệm kỳ HĐND mới đang đến gần.

Vấn đề bố trí Chủ tịch HĐND và lãnh đạo ban HĐND cấp tỉnh kiêm nhiệm - chuyên trách như thế nào cho phù hợp được đưa ra trong không ít hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm, báo cáo giữa nhiệm kỳ và cả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có quan điểm cho rằng, để HĐND hoạt động hiệu quả thì điểm quan trọng, mang tính quyết định là tăng cường cán bộ chuyên trách trong bộ máy của HĐND, trong đó Chủ tịch HĐND và lãnh đạo các ban HĐND cấp tỉnh (có thể cả thành viên ban HĐND) phải hoạt động chuyên trách. Nhưng cũng có ý kiến khác: vị trí Chủ tịch HĐND nên do lãnh đạo trong cấp ủy (Thường trực Tỉnh ủy) kiêm nhiệm; Trưởng ban HĐND do lãnh đạo các Ban, Đảng, là Ủy viên Ban thường vụ của cấp ủy cùng cấp đảm nhiệm. 
   Theo Quy chế hoạt động của HĐND, Chủ tịch HĐND có thể làm việc kiêm nhiệm, Phó chủ tịch và Ủy viên Thường trực HĐND hoạt động chuyên trách. Đối với các Ban của HĐND, Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh có thể làm việc chuyên trách, nếu Trưởng ban làm việc kiêm nhiệm thì Phó trưởng ban phải chuyên trách; trường hợp Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban của HĐND làm việc kiêm nhiệm thì HĐND quy định thời gian mà Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban đó phải dành cho hoạt động của ban. Từ việc quy định tương đối “mở” như vậy, các địa phương đã có những phương án bố trí chức danh Chủ tịch HĐND và Trưởng ban, Phó Trưởng ban HĐND cấp tỉnh khác nhau. Nhiều tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách, nhưng cũng không ít tỉnh Chủ tịch HĐND do Bí thư Tỉnh ủy hoặc Phó bí thư Tỉnh ủy kiêm nhiệm. Còn đối với các ban HĐND, hầu hết các tỉnh bố trí Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách, có địa phương bố trí một số ban cả Trưởng, Phó ban hoạt động chuyên trách và cá biệt, có địa phương hầu hết lãnh đạo các Ban HĐND hoạt động kiêm nhiệm.
   Mỗi phương án có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Phải khẳng định, việc bố trí Chủ tịch HĐND và lãnh đạo ban (có thể cả Trưởng và Phó Trưởng ban) hoạt động chuyên trách đã tăng tính chủ động để HĐND nâng cao hiệu quả hoạt động. Đặc biệt, đối với Ban HĐND, Trưởng hoặc Phó Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2004 – 2011, hoạt động chuyên trách được coi là một sự thay đổi quan trọng về cơ cấu tổ chức, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND. Chính vì thế, nhiều địa phương kiến nghị trong nhiệm kỳ tới, cần quy định Chủ tịch HĐND, lãnh đạo ban HĐND và có thể cả thành viên ban HĐND cấp tỉnh phải hoạt động chuyên trách. Tuy nhiên, hạn chế của phương án bố trí các chức danh lãnh đạo của HĐND hoạt động chuyên trách đó là số lượng chức danh của HĐND cơ cấu tham gia vào cấp ủy cùng cấp chiếm tỷ lệ rất ít. Thực tế hiện nay, nếu Chủ tịch HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách sẽ đồng thời là Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh là ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy và một số ít các tỉnh cơ cấu Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh tham gia Ban chấp hành Tỉnh ủy. Còn đối với lãnh đạo các Ban HĐND, do số lượng ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy bị giới hạn, nên hầu hết các tỉnh chưa cơ cấu lãnh đạo các Ban HĐND hoạt động chuyên trách tham gia cấp ủy. Số lượng chức danh HĐND được cơ cấu trong cấp ủy cùng cấp, một mặt ảnh hưởng tới việc nắm bắt thông tin và tham gia quyết định các vấn đề quan trọng theo chủ trương của cấp ủy; mặt khác, với “vị thế” không ở trong cấp ủy, nhất là đối với lãnh đạo ban, đã phần nào làm giảm hiệu quả trong quá trình hoạt động. Nhiều lãnh đạo Ban HĐND cấp tỉnh tâm tư, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhất là thực hiện giám sát đối với các cơ quan, tổ chức có thủ trưởng cơ quan là thành viên trong cấp ủy, Ban chưa dám thể hiện chính kiến. 
    Phương án thứ hai là bố trí Chủ tịch HĐND và lãnh đạo Ban HĐND cấp tỉnh hoạt động kiêm nhiệm. Với phương án này, số chức danh trong Thường trực và các Ban HĐND được cơ cấu trong cấp ủy sẽ nhiều hơn, từ đó tạo thuận lợi trong việc quyết định các chủ trương, giải pháp quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, cũng như thực hiện các hoạt động khác của HĐND. Tuy nhiên, ngược lại với ưu điểm của phương án thứ nhất, phương án bố trí hoạt động kiêm nhiệm sẽ thiếu đi sự chủ động, chuyên sâu và lực lượng tiến hành các hoạt động thường xuyên của Thường trực và các Ban của HĐND.
    Lựa chọn phương án kiêm nhiệm hay chuyên trách luôn là sự trăn trở của HĐND các địa phương. Làm thế nào để HĐND khóa tới hoạt động hiệu quả là điều cần phải quan tâm ngay từ bây giờ.

HMT- Theo http://www.nguoidaibieu.com.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày