Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.128.373
Truy cập hiện tại 3.535 khách
20 năm vá xe miễn phí cho người gặp khó
Ngày cập nhật 09/11/2022

20 năm qua, ngay giữa phố phường nhộn nhịp, ông Trần Viết Hùng (55 tuổi, trú tại phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) đã bơm, vá, sửa xe miễn phí cho học sinh, sinh viên và cả những người nghèo khó, tật nguyền ở Đà Nẵng. “Tiền công” mà ông Trần Viết Hùng nhận được là những nụ cười và lời cảm ơn…

"Lá rách đùm lá nát"

17h chiều, tại một góc nhỏ trên đường Điện Biên Phủ, TP Đà Nẵng, người đàn ông qua tuổi ngũ tuần vẫn miệt mài soạn bộ đồ nghề nào mài, nào dũa, giấy nhám… để chuẩn bị cho một đêm mưu sinh vất vả.

Một cậu học sinh mồ hôi nhễ nhại dắt chiếc xe đạp bị xì lốp vào chỗ chú Hùng nói không thành câu: “Chú Hùng ơi, xe con lại bị hư nữa rồi… chú xem giúp cho con với”. Chưa dứt câu, ông chú đã hơn 50 tuổi vội vã dắt chiếc xe đạp nhỏ nhắn của cậu bé vào vị trí, hết bơm, rồi thử, rồi lại bơm… cuối cùng chú Hùng mới kết luận xe bị lủng lốp chắc phải thay lốp mới vì lốp cũ đã được vá quá nhiều chỗ. Thấy chú bé có vẻ ngần ngại chú Hùng lại vội nói “chú thay miễn phí cho con”.

“Đến khi nào không còn sức nữa thì tôi mới ngừng bơm, vá xe miễn phí thôi”, chú Hùng cười nói.

Ads (0:00)

“Đến khi nào không còn sức nữa thì tôi mới ngừng bơm, vá xe miễn phí thôi”, chú Hùng cười nói.

Cứ thế hơn 20 năm bơm, vá xe chú Hùng không thể nhớ rõ chú đã bơm, vá miễn phí cho bao nhiêu chiếc xe, giúp đỡ cho bao nhiêu người.

Chú Hùng chia sẻ, do điểm bơm vá xe chỉ cách 2 trường học vài trăm mét, nhiều lần thấy học sinh hì hục đẩy bộ xe bị thủng lốp hoặc bị xì hơi mà không dám ghé vào tiệm vì không có tiền… Thấy thương tụi nhỏ, chú nảy ra ý định viết một tấm bảng lớn treo lên để các em yên tâm vào bơm hoặc vá miễn phí mỗi lần như vậy.

Hướng ánh mắt vào cặp vợ chồng khuyết tật đang vẫy tay chào, chú Hùng giới thiệu cho chúng tôi biết đó là cặp vợ chồng bạn hàng của chú. Mỗi lần xe hư đều đem ra cho chú bơm, vá, xong việc chú không bao giờ lấy tiền dù cho hai vợ chồng nài nỉ nhưng chú vẫn nhất định không lấy. Kể từ đó mà họ trở thành những người bạn hàng thân thiết của chú.

Không những là học sinh, sinh viên, bất cứ ai gặp khó khăn chú đều giúp đỡ cho họ. Rất nhiều lần chú vá xe cho người buôn bán sớm lúc 2, 3 giờ sáng, những cô cậu sinh viên lỡ đường bị hư xe. Không những vậy chú còn cho thêm tiền để họ có thể đổ xăng dọc đường “mình giúp là giúp cái ngặt cho họ chớ cũng không mong gì ngày họ báo đáp”, chú Hùng vui vẻ nói.

Ông chú tốt bụng

Chú Hùng cùng vợ và ba người con hiện đang sống nhờ trong một căn nhà của mẹ và một người em của chú. Cuộc sống gia đình chú cũng không được mấy khá giả khi toàn bộ kinh tế gia đình phải trông vào quán bánh mỳ và tiệm sửa xe của chú.

Năm trước gia đình chú còn thuộc diện hộ nghèo của phường nên người ta thường hay nói chú bao đồng “đã nghèo rồi còn từ thiện”.

Nói là tiệm sửa xe nhưng thực ra chỉ là một chiếc xe ba bánh chất đầy đồ nghề và một cái loa, vài ba chiếc ghế, vậy là chú đủ để mưu sinh ở thành phố này. Mỗi ngày, thu nhập của chú cũng không được ổn định, có hôm được 100.000 đồng, hôm được 200.000 đồng cũng đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình.

“Tôi ở đây cũng hơn nửa đời người rồi, chứng kiến bao nhiêu cảnh thay đổi của con phố này vì vậy tôi biết ai người ta cực, người ta thiếu thốn. Gia đình tôi cũng không khá giả gì nhưng lấy thêm vài nghìn của người ta tôi cũng không giàu lên được, thôi thì giúp được ai thì tôi giúp”, chú Hùng bộc bạch.

Để trang trải cuộc sống gia đình, hàng ngày cô Hoàng Thị Phượng (vợ chú Hùng) đều dọn tủ bánh mì ra góc ngã tư đối diện tiệm sửa xe của chồng để bán. Cảm động hơn khi biết, tiệm bánh mì của cô Phượng cũng thường hay bán miễn phí cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn…

Thấy chú Hùng làm việc thiện, từ bác xe ôm, anh lái xích lô đến cô hàng nước xung quanh cũng hăng hái phụ chú bơm xe cho học sinh, người tàn tật mỗi khi tiệm đông khách mà không lấy một đồng nào.

Em Võ Y Hậu, sinh viên năm 4, trường Đại học Duy Tân, TP.Đà Nẵng chia sẻ: “Em là khách quen của chúng Hùng. Lúc trước em thường đi học bằng xe đạp nên hay đến chỗ chú để bơm xe, giờ em có xe máy rồi nhưng mỗi lần đi học ngang qua chỗ chú Hùng  em cũng muốn ghé vào hỏi thăm chú”

“Đến khi nào không còn sức nữa thì tôi mới ngừng bơm, vá xe miễn phí thôi”, chú Hùng cười nói.

laodong.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày