Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.157.284
Truy cập hiện tại 2.759 khách
Cải cách lương công chức Việt trong mắt chuyên gia Tây
Ngày cập nhật 14/03/2012

Theo dự kiến, đề án cải cách tiền lương giai đoạn 2012 - 2020 sẽ được trình Hội nghị Trung ương 5 tháng 4 tới. Cố vấn về cải cách hành chính và chống tham nhũng của UNDP đưa ra 5 gợi ý, trong đó có việc thí điểm theo hướng toàn tâm cống hiến ở các vị trí lãnh đạo

Toàn cảnh: Công chức muốn sống bằng lương

Liệu có thể kỳ vọng những cải cách đột phá nào cho một trong những vấn đề công vụ làm đau đầu cách nhà hoạch định và thực thi chính sách trong suốt hàng chục năm mở cửa vừa qua?
 
Dựa vào những kết quả khảo sát từ diễn đàn về cải cách tiền lương và hệ thống công vụ do VietNamNet cùng UNDP Việt Nam thực hiện cuối năm 2011, cố vấn về cải cách hành chính và chống tham nhũng của UNDP Jairo Acuna-Alfaro đã đưa ra một số nhận định, phân tích chủ chốt. Ông cho rằng có một số câu hỏi cần được đặt ra:
 
+ Cần làm gì để tạo điều kiện thuận lợi cho cải cách, hướng tới một hệ thống hành chính công hiện đại và chuyên nghiệp hơn?
 
+ Cần phân biệt rõ hơn giữa tiền lương, phụ cấp, tiền lương và thu nhập trong lĩnh vực công vụ?
 
+ Cần có cơ chế đãi ngộ mang tính cạnh tranh hơn để giữ chân công chức có năng lực, trình độ, tránh chảy máu chất xám sang khu vực tư nhân?
 
+ Cần xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn hơn, đảm bảo tính công bằng để công chức cảm thấy được đối xử công bằng và có được môi trường làm việc không có ‘vị thân’ và phân biệt đối xử?
 
+ Hoặc cần thay đổi cách quản lý nguồn nhân lực công vụ nhằm đánh giá đúng tài năng và khuyến khích công chức có tài đảm nhận các vị trí quan trọng?
 
Từ những câu hỏi gợi ý, chuyên gia UNDP đã đưa ra một số gợi ý về phương án chính sách có thể đưa vào xem xét trong đề án cải cách tiền lương trong giai đoạn tới.

Minh bạch lương
 
Thứ nhất, đó là công khai hóa, minh bạch hóa các khoản thu nhập ngoài lương.
 
Tiền lương chính thức hiện nay còn quá thấp để người công chức trang trải chi phí sinh hoạt. Trong khi đó thu nhập ngoài lương có thể cao hơn nhiều. Điều này cho thấy sự thiếu nguyên tắc và chuyên tâm trong lĩnh vực công vụ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức kiếm thêm thu nhập ngoài lương.
 
Hầu hết các nguồn này được hợp pháp hóa và chính thức hóa bằng cách này hay cách khác, song Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn tới việc hợp lý hóa và giám sát chặt chẽ các nguồn thu thêm, thông qua thực hiện nghiêm túc và xác minh việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức.
 
Thứ hai là

Các tin khác
Xem tin theo ngày