Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 7.176.038
Truy cập hiện tại 246 khách
Thêm một quy định “đánh đố” người hưởng BHYT bị bác bỏ
Ngày cập nhật 19/04/2010

.

 Thông tư số 09 của liên bộ Y tế và Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) vừa bị "sửa lưng". Theo Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp, quy định tước quyền hưởng bảo hiểm của người vi phạm giao thông là trái luật.

Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng, Thông tư 09 chưa phản ánh đúng tinh thần, nội dung của Luật BHYT.

 

Theo Luật BHYT, người tham gia bảo hiểm được thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi xảy ra tai nạn, trừ các trường hợp quy định tại điều 23: “Các trường hợp không được hưởng BHYT… khi khám chữa bệnh do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra” (khoản 12).

 Cục kiểm tra văn bản phân tích, ở đây, việc xác định có vi phạm pháp luật về giao thông của người tham gia BHYT phải được đưa ra chứng minh để tước quyền được hưởng bảo hiểm của người đó. Trường hợp không chứng minh được có hành vi vi phạm thì bảo hiểm phải thanh toán theo quy định. Trách nhiệm này thuộc về cơ quan có thẩm quyền, trong đó có BHYT.

 Mặt khác, theo quy định của thông tư 09 thì để được thanh toán bảo hiểm, cần có giấy xác nhận không vi phạm pháp luật về giao thông của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, “cơ quan có thẩm quyền” xác nhận là ai, đồng thời ai là người đưa ra giấy xác nhận này cho BHYT thì thông tư không làm rõ.

“Cách quy định này đưa đến sự hiểu nhầm là trách nhiệm thuộc về người bệnh. Nội dung này gây phiên hà và bế tắc cho người hưởng BHYT” - Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản Lê Hồng Sơn đánh giá.

Ông Sơn cho biết, hiện có nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan có thẩm quyền xác nhận là cảnh sát giao thông. Tuy nhiện hiện chưa có quy định nào về việc cấp giấy xác nhận không vi phạm pháp luật về giao thông cho người bị tai nạn. Vì thế, nếu người bị tai nạn có đến xin giấy xác nhận thì cảnh sát giao thông cũng không có cơ sở để cấp.

 Trên thực tế, cảnh sát giao thông chỉ có thể cung cấp cho các bên đương sự biên bản kết luận nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. Như vậy, thông tư 09 đã đưa ra quy định chưa cụ thể, rõ ràng và có thể tạo thêm thủ tục phiền hà cho người dân.
 
Trong nhiều trường hợp xảy ra tai nạn, các cơ quan chức năng không có mặt kịp thời tại hiện trường (những nơi xa xôi, hẻo lánh…), hiện trường bị xáo trộn (do thời tiết, do phải đưa người bị bạn đi cấp cứu…), người gây tai nạn bỏ trốn, người bị hại không có người làm chứng… thì cơ quan chức năng không thể kết luận về nguyên nhân gây tai nạn.
 
Như vậy, nếu áp dụng Điều 8 Thông tư 09 như trên sẽ có nhiều trường hợp người bị tai nạn giao thông không được hỗ trợ hoặc thanh toán BHYT, ngay cả khi họ không có lỗi.
 
“Nói đến bảo hiểm là nói đến tính chất nhân đạo và chia sẻ rủi ro, trong đó tổn thất của cá nhân được bù đắp phần nào từ cộng động thông qua cơ quan chi trả bảo hiểm. Vì vậy, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, các cơ quan liên quan cần tạp điều kiện thuận lợi, thủ tục đơn giản nhất cho người dân. Thông tư 09 nếu trên vừa gây phiền hà vừa chưa phù hợp với quy định của Luật BHYT” - Cục trưởng Lê Hồng Sơn trao đổi.
 
“Thổi còi” Thông tư 09, Cục kiểm tra văn bản cũng đề nghị liên Bộ Y tế, Tài chính tiến hành tự kiểm tra, xử lý văn bản trên để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản.

Như vậy, mọi người tham gia BHYT không thuộc các trường hợp này đương nhiên được hưởng BHYT. Người tham gia bảo hiểm chỉ bị tước quyền chi trả bảo hiểm trong trường hợp tai nạn do hành vi vi phạm của chính người đó gây ra.

 Tuy nhiên, khoản 3 Điều 8 Thông tư 09 lại quy định ngược lại nội dung này của Luật BHYT: “Trường hợp chưa xác định được là có vi phạm pháp luật về giao thông hay không thì người bị tai nạn giao thông tự thanh toán các chi phí điều trị với cơ sở y tế. Khi có xác nhận không vi phạm pháp luật về giao thông của cơ quan hà nước có thẩm quyền thì người bệnh mang chứng từ đến Bảo hiểm xã hội để thanh toán theo quy định”.
NVH (Theo P.Thao - www.dantri.com.vn)
Các tin khác
Xem tin theo ngày